Kiến nghị với Nhà nước, Hiệp hộ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty VINATEXIMEX sang thị trường Nhật Bản (Trang 43 - 48)

NHẬT BẢN ĐẾN NĂM

3.3 Kiến nghị với Nhà nước, Hiệp hộ

Về vấn đề vốn và tắn dụng, để có thể duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh xuất khẩu dệt may, vốn là yếu tố cực kỳ quan trọng cho các doanh nghiệp. Ngay trong năm 2013, Chắnh phủ đã thông qua Nghị quyết 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Điều này là rất kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng cho các doanh nghiệp xuất khẩu như VINATEXIMEX. Trong thời gian tới, Chắnh phủ cần tiếp tục xây dựng cơ chế chắnh sách tài chắnh hỗ trợ việc thực hiện các chương trình phát triển ngành dệt may; tắch cực tìm kiếm kêu gọi đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may, ngoài ra cần xây dựng và quản lý chặt chẽ hệ thống ngân hàng nhằm hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệpẦ

Việc tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại trong giai đoạn tới đòi hỏi phải tiếp tục tăng cường sự hỗ trợ của nhà nước, nhà nước cần tăng cường đàu tư hỗ trợ cho các hoạt động quảng bá sản phẩm dệt may tại thị trường Nhật Bản cũng như tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may như VINATEXIMEX tham gia các hoạt động thương mại.

Cục xúc tiến thương mại cần hoạt động hiệu quả hơn nữa trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy tìm kiếm cơ hội, đơn hàng dệt may từ Nhật Bản. Thực tế cho thấy hiện nay, Cục xúc tiến thương mại chưa thực sự đóng vai trò quan trọng, là cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp tại Nhật Bản. Vì vậy trong thời gian tới, cần có chương trình cụ thể hơn nữa nhằm nâng cao vai trò, thể hiện tốt nhiệm vụ của cục xúc tiến thương mại trong việc hỗ trợ doanh nghiêp xuất khẩu. Với chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, so với các nước trên thế giới, hiện nay, ngân sách dành cho các hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam là rất thấp, điều này ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động xúc tiến, gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc tham gia các triển lãm, hội chợ chuyên ngànhẦDo đó, chắnh phủ cần nâng cao khoản kinh phắ hỗ trợ cho chương trình xúc tiến thương mại quốc gia của Bộ công thương.

Về vấn đề phát triển vùng nguyên phụ liệu, hiện nay, các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu như VINATEXIMEX phần lớn đều dùng nguyên liệu nhập ngoại, khả năng chủ động trong nguồn cung nguyên liệu là không có. Với tình hình nhu cầu xuất khẩu hàng dệt may tăng trong khi nguồn cung nguyên phụ liệu là có hạn, điều này sẽ đẩy giá nguyên liệu lên cao, gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Mặc dù Chắnh phủ thực hiện các quy hoạch phát triển vùng nguyên phụ liệu nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi bởi chi phắ đầu tư, chất lượng nguồn nhân

lực,...Vì vậy, có thể nói việc phát triển công nghiệp phụ trợ dệt may không thể hoàn thành trong một sớm một chiều, đòi hỏi Chắnh phủ cần có các bước đi cụ thể trong từng giai đoạn, tắch cực tìm kiếm đầu tư từ trong và ngoài nước; đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực bên cạnh việc thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra.

Bên cạnh việc đầu tư vào việc phát triển vùng nguyên phụ liệu, Nhà nước cần có sự hỗ trợ trực tiếp, đầu tư vào máy móc công nghệ cho toàn ngành dệt may nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Cần có một kế hoạch lâu dài cho ngành dệt may, khi đó trình độ cơ sở vật chất khoa học công nghệ đóng vai trò quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Nhà nước cần đẩy mạnh hỗ trợ ngành dệt may về hoạt động đào tạo bồi dưỡng nhân lực. Cần nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với đặc điểm nguồn nhân lực của ngành Dệt May trong đó Chương trình đào tạo Ờphát triển cần được tắnh toán từ hai phắa: kế hoạch đào tạo-phát triển của doanh nghiệp và một hệ thống cơ sở đào tạo đủ sức đáp ứng với yêu cầu của doanh nghiệp. Chắnh phủ hoàn thiện hệ thống đào tạo nghề cho ngành Dệt may để đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể gửi cán bộ nhân viên đến học tập nâng cao trình độ, tay nghề; tiếp tục thực hiện các chương trình hỗ trợ kinh phắ đào tạo cho các cơ sở. Các cơ sở đào tạo cần có khả năng cung ứng chất lượng, hiệu quả và linh hoạt để đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp dệt may. Về lâu dài cần có cơ chế để liên kết giữa doanh nghiệp dệt may với các doanh nghiệp Nhật Bản nhằm giải quyết tốt vấn đề nhân lực. Ngoài ra, Chắnh phủ cần có các chắnh sách cụ thể về vấn đề lương và trợ cấp cho công nhân của ngành dệt; có chắnh sách bồi dưỡng, giữ chân người tài, cần có sự quan tâm đúng mức tới người công nhân nhằm tạo điều kiện cho họ có thể yên tâm làm việc, phát huy được khả năng của bản thânẦ.

Chắnh phủ cần liên kết với ngành dệt may Nhật Bản thông qua các chương trình hợp tác song phương nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may nội địa có thể tiếp cận gần hơn với thị trường Nhật Bản, mời các chuyên gia, cán bộ trong ngành dệt may Nhật sang Việt Nam hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp dệt may Việt trong việc đào tạo nhân lực, phát triển công tác thị trường...

Với hiệp hội dệt may, Hiệp hội dệt may có vai trò quan trọng trong việc tư vấn về kỹ thuật và thị trường, cung cấp thông tin cũng như hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác tiếp thị và quảng bá thương hiệu, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, hội chợ, triển lãm, phối hợp với cơ quan thương mại nước ngoài trong một số hoạt động xúc tiến. Hiệp hội dệt may cần tăng cường công tác

thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường và tư vấn định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hiệp hội cần lắng nghe các phản ánh về khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm có kiến nghị thắch hợp với cơ quan nhà nước như Bộ công thương, Bộ tài chắnh để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Tiếp tục xúc tiến kêu gọi đầu tư vào phát triển sản xuất nguyên phụ liệu, chuyển dịch phương thức sản xuất từ gia công CMT sang FOB và ODM. Ngoài ra, cần quan tâm hơn tới vấn đề lao động,đời sống người lao động, đào tạo và quản lý lao động thông qua việc tổ chức các dự án, hội thảo, chương trình nhằm nâng cao trình độ nhân lực của ngành...

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn 2008-2012, Công ty VINATEXIMEX đã nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản và đã đạt được những kết quả tắch cực. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Công ty sang thị trường Nhật tăng trưởng qua từng năm với những mặt hàng chủ lực như áo jacket, áo sơ mi, quần kaki, áo vest. Sản phẩm dệt may của Công ty ngày càng đa dạng về chủng loại, hợp thời trang, chất lượng tốt, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu của thị trường Nhật Bản. Chiếm tỷ trọng luôn trên 35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường, Nhật Bản luôn thể hiện vai trò chủ đạo trong các thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Công ty với tắnh ổn định rất cao với kim ngạch tăng trưởng đều qua các năm cùng tỷ trọng các mặt hàng ổn định.

Tuy nhiên, Công ty vẫn gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản như các đơn hàng chủ yếu là hình thức gia công, chưa đem lại giá trị gia tăng cao, sự thiếu hụt nhân lực giàu trình độ, cơ sở vật chất, năng lực quản lý còn hạn chếẦNgoài ra, thị trường xuất khẩu dệt may gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu khiến nhu cầu hàng dệt may tại thị trường Nhật sụt giảm, chi phắ cho sản xuất tăng, nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị thiếu hụtẦ

Để khắc phục những hạn chế nêu trên và tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản, trong thời gian tới Công ty cần có kế hoạch chi tiết nhằm sử dụng vốn một cách có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh; tăng cường quản lý chi phắ và các khoản nợ nhằm giữ vững tiềm lực tài chắnh. Công ty cần có định hướng nhằm đẩy mạnh công tác thiết kế sản phẩm thông qua việc đầu tư máy móc trang thiết bị, xây dựng trung tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, tuyển dụng và đào tạo các chuyên gia về thiết kế mẫu, thời trang để có thể nắm bắt kịp thời xu hướng tiêu dùng Nhật Bản và tung ra được nhiều dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty VINATEXIMEX sang thị trường Nhật Bản (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w