Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Công ty sang thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty VINATEXIMEX sang thị trường Nhật Bản (Trang 27 - 28)

Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY VINATEXIMEX SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Công ty sang thị trường Nhật Bản

Là thị trường xuất khẩu hàng dệt may truyền thống của Công ty, Nhật Bản luôn chiếm tỉ trọng cao trong xuất khẩu hàng dệt may của Công ty ra thị trường nước ngoài, với tỉ lệ hàng năm trên 35%, điều này được thể hiện rõ ở Bảng 2.1.

Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Công ty sang thị trường Nhật Bản (2007-2012)

(Đơn vị: Triệu USD)

2007 2008 2009 2010 2011 2012 Nhật Bản 2,66 1,78 2,16 2,31 2,44 2,85 Tất cả thị trường 6,72 4,78 6,01 6,46 6,87 7,82 Tỷ lệ % 39,58 37,23 35,94 35,76 35,52 36,45 Nguồn: Vinateximex

Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản của Công ty bị giảm mạnh. Nguyên nhân của điều này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoàng kinh tế thế giới, nhu cầu dệt may từ Nhật Bản giảm mạnh, các doanh nghiệp dệt may cũng gặp rất nhiều khó khăn từ nhiều phắa, do đó kim ngạch xuất khẩu sang Nhật giảm tới 0,88 triệu USD tức gần 13,8 tỷ VND. Sang tới năm 2009, nền kinh tế có những bước phục hồi, các doanh nghiệp cũng như Công ty đã có những biện pháp điều chỉnh thắch hợp nhằm tìm kiếm khách hàng, thị trường, do đó kim ngạch xuất khẩu dệt may bắt đầu tăng mạnh trở lại. Năm 2010, là năm đầu tiên Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản và kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường này của Công ty đã tăng trưởng hơn 0,15 triệu USD so với năm 2009. Đến năm 2011, Nhật Bản diễn ra thảm họa động đất sóng thần, điều này khiến cho nhiều Doanh nghiệpxuất khẩu dệt may sang Nhật Bản lo lắng khi nhu cầu hàng hóa sụt giảm khiến số lượng hợp đồng xuất khẩu bị

ảnh hưởng . Tuy nhiên thực tế thì kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Nhật của Công ty vẫn tăng. Điều này rất đáng mừng, nguyên nhân được lắ giải bởi hàng dệt may của Công ty là sản phẩm phục vụ phân khúc thị trường bình dân do đó ắt chịu ảnh hưởng trong khi nhu cầu tiêu dùng sản phẩm dệt may cao cấp có xu hướng chững lại, người tiêu dùng có xu hướng chuyển dần sang tiêu dùng hàng hóa bình dân thay vì các sản phẩm dệt may cao cấp như trước kia. Sang tới năm 2012, thị trường tiêu thụ dệt may Nhật Bản tiếp tục phục hồi, nhu cầu dệt may tăng và các đơn hàng tiếp tục được nối lại, kim ngạch xuất khẩu dệt may Nhật Bản tiếp tục tăng gần 20% so với năm 2011. Với tình hình thực tế hiện nay, dự báo kim ngạch xuất khẩu dệt may của Công ty sang thị trường Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng và Nhật Bản vẫn sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty VINATEXIMEX sang thị trường Nhật Bản (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w