Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty VINATEXIMEX sang thị trường Nhật Bản (Trang 37)

Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY VINATEXIMEX SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

3.2 Nguyên nhân khách quan

Ngoài nguyên nhân chủ quan từ phắa Công ty thì hoạt động thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cũng gặp khó khăn bởi các nguyên nhân khách quan.

Thứ nhất, giai đoạn 2008-2012 là giai đoạn xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Nền kinh tế Việt Nam, Nhật Bản chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, các doanh

nghiệp hầu hết đều lâm vào tình trạng khốn đốn, chật vật tìm kiếm khách hàng thị trường trong giai đoạn nhu cầu tiêu dùng sụt giảm. Tại thị trường Nhật Bản, một trong ba thị trường xuất khẩu hàng dệt may chủ lực của Công ty, cầu về dệt may giảm mạnh. Doanh thu xuất khẩu hàng dệt may của Công ty sang thị trường Nhật Bản giảm từ 43,11081 Tỷ VND năm 2007 xuống chỉ còn 29,296092 năm 2008.

Thứ hai, vốn là một trong các vấn đề nóng của Công ty trong giai đoạn này,

lãi suất tắn dụng xuất khẩu là cao là nguyên nhân khiến Công ty khó có thể tiếp cận nguồn vốn với chi phắ thấp của Công ty.

Thứ ba, Chắnh phủ hiện đã xây dựng các đề án quy hoạch các vùng lãnh thổ cung cấp nguyên phụ liệu, xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp nhằm cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt may. Tuy nhiên kết quả không được như mong đợi, do

những nguyên nhân không mới như đây là lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn, xử lý chất thải ra môi trường tốn kém, bắ quyết công nghệ, nhân lực lành nghề. Phát triển nguyên phụ liệu trong nước đang phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của Trung Quốc do họ có thời gian sản xuất lâu đời, quy mô lớn, mẫu mã đa dạng, giá rẻ; ngoài ra, lực lượng lao động có trình độ kĩ thuật cao trong ngành dệt may hiện nay còn ắt, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đây là những khó khăn, thách thức không mới đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may và đã được bàn thảo khá nhiều ở các hội nghị, hội thảo nhưng chưa tìm được cách tháo gỡ triệt để.

Thứ tư, Nhà nước chưa thực sự chú trọng trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp dệt may như Công ty VINATEXIMEX trong việc tìm kiếm mở rộng thị

trường, xúc tiến thương mại. Nguồn kinh phắ hỗ trợ cho các chương trình xúc tiến

thương mại quốc gia còn quá thấp so với nhu cầu thực tế trong khi doanh nghiệp vừa và nhỏ như VINATEXIMEX có quy mô sản xuất và năng lực tài chắnh còn yếu, việc tự đứng ra thực hiện, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại là không khả thi. Các cơ quan xúc tiến thương mại vẫn chưa thể hiện được vai trò của mình nhiều, chưa có được chắnh sách hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp, hoạt động còn thiếu sự nhất quán và mang nặng tắnh hình thức.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khách quan khác như thủ tục hành chắnh thuế và hải quan rườm rà khiến cho tiến độ xuất khẩu của Công ty bị ảnh hưởng, chắnh sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp xuất khẩu còn ắt,...

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty VINATEXIMEX sang thị trường Nhật Bản (Trang 37)

w