Quản lý và giáo dục cho cộng đồng ý thức bảo vệ nguồn lợ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh học cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) ở tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 67)

- Thời kỳ hình thành

Chƣơng 5: ĐẶC TÍNH PHÂN BỐ CÁ DIẾC 5.1 Đặc điểm phân bố cá Diếc ở các hệ thống sông

6.2.3. Quản lý và giáo dục cho cộng đồng ý thức bảo vệ nguồn lợ

Do mưu sinh, việc khai thác quá mức nguồn lợi cá Diếc đang diễn ra ngày một tăng. Họ khai thác cá chủ yếu vì nhu cầu mưu sinh kế, đời sống hàng ngày, mà quên đi việc bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản các thuỷ vực. Do vậy, giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi cho cộng đồng dân cư sống xung quanh các thuỷ vực là điều thiết thực. Giải pháp này có thể tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau:

- Tổ chức chương trình đào tạo cán bộ, nâng cao nhận thức, ý thức cho người dân xung quanh các thuỷ vực. Từ đó phổ biến được những kiến thức cơ bản về khai thác và thói quen bảo vệ nguồn lợi. Giúp họ nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn lợi thuỷ sản…

- Công khai quy hoạch hóa phát triển nuôi trồng thủy sản, xây dựng mô hình VAC để mọi người thực hiện nuôi, cải thiện đời sống, bảo vệ nguồn cá và xử lý ô nhiễm môi trường.

- Tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ quản lý và ngư dân đánh bắt những kiến thức về việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản để họ trở thành những hạt nhân thực hiện và tuyên truyền rộng rãi cho mọi người trong cộng đồng.

- Xây dựng các mô hình mẫu về nuôi trồng thủy sản, bảo vệ môi trường cho các cán bộ quản lý và ngư dân tham quan, học tập.

- Hình thành các nhóm, tổ sản xuất ngư nghiệp để họ thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với nhau trong việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.

Giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong nhiều năm nhằm thay đổi dần nhận thức, thói quen của người dân trong việc bảo vệ nguồn lợi, đối xử thân thiện với môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh học cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) ở tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 67)