Tình hình khai thác cá Diếc ở Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh học cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) ở tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 64)

- Thời kỳ hình thành

6.1.Tình hình khai thác cá Diếc ở Thừa Thiên Huế

Chƣơng 5: ĐẶC TÍNH PHÂN BỐ CÁ DIẾC 5.1 Đặc điểm phân bố cá Diếc ở các hệ thống sông

6.1.Tình hình khai thác cá Diếc ở Thừa Thiên Huế

Trong Đông y, cá Diếc là một trong 499 vị "nam dược thần hiệu" (sách của Tuệ Tĩnh) gọi là tức ngư, tính hàn, công dụng điều khí hòa trung rất bổ ích, chữa mụn trĩ, đại tiện ra máu, lao, cả bệnh tiểu đường và sưng hòn dái (đối sán)... Cá Diếc có phẩm chất tốt, thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn cao cấp phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, là mặt hàng có giá trị kinh tế cao. Nhiều nhà hàng sang trọng, nhà hàng đặc sản hiện nay xem món cá Diếc hấp bia như món thuỷ đặc sản cao cấp, một món ẩm thực cho giới thượng lưu. Chính vì vậy cá Diếc là một trong các đối tượng đang được khai thác một cách triệt để..

Từ thượng lưu đến hạ lưu của các sông, năng suất khai thác cá dao động 2 đến 5kg/ ngư cụ/ngày. Sản lượng khai thác đánh bắt ở các thuỷ vực khác nhau, sản lượng cá đánh bắt vào mùa hè cao hơn (tháng VI đến tháng X, trùng với mùa đẻ rộ của cá), còn các tháng mùa Đông (tháng XI đến tháng II năm sau), sản lượng khai thác thấp và không ổn định.

Hiện nay, chưa có sự tham gia đúng mức của chính quyền về việc giám sát khai thác nguồn lợi thuỷ sản nên vẫn còn một số nơi ngư dân sử dụng ngư cụ đánh bắt cá như lưới có kích cỡ không đúng qui định, thậm chí nhiều ngư dân còn dùng xung điện để khai thác. Hiện tượng này không những làm cá chết hàng loạt mà còn ảnh hưởng đến các sinh vật thuỷ sinh khác.

Sản lượng khai thác cá trong những năm gần đây giảm sút nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu do:

- Việc khai thác cá quá mức, khai thác vào mùa đẻ, khai thác nhiều cá bố mẹ đang mang trứng mà không bổ sung thêm nguồn con giống vào trong ao, hồ sông, dẫn đến nguồn lợi cá nơi đây dần dần cạn kiệt.

- Việc đánh bắt cá bằng nhiều ngư cụ lạc hậu, ngư cụ bị cấm như rà điện, chất nổ...đã hủy diệt một lượng lớn nguồn con giống, mà chính chúng sẽ hình thành được sản lượng cho nghề cá nội địa.

- Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các chất thải công nghiệp ảnh hưởng lớn đến môi trường làm giảm khả năng sinh sản của cá.

Từ những nguyên nhân trên, đã làm cho năng suất khai thác thủy sản ngày càng giảm, kích cỡ cá khai thác ngày càng nhỏ. Đó là những dấu hiệu suy giảm nguồn lợi thủy sản nói chung, cá Diếc nói riêng. Cần phải đề ra những giải pháp thiết thực để bảo tồn đàn cá, giữ được cân bằng môi trường sinh thái các thuỷ vực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh học cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) ở tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 64)