Tốc độ tăng trƣởng hàng năm về chiều dài của cá Diếc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh học cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) ở tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 31)

A. Hình thái vẩy B Vẩy cá ở tuổi 2+

4.3.3.Tốc độ tăng trƣởng hàng năm về chiều dài của cá Diếc

Dựa vào kết quả đo kích thước vẩy và chiều dài tương ứng của 344 cá thể, chúng tôi tính ngược tốc độ sinh trưởng chiều dài hằng năm theo Rosa Lee (1920). Giải phương trình thực nghiệm (xem phụ lục 2) chủng quần cá, ta xác

0+1+ 1+ 2+ 41,28 32,85 25,87

định được hệ số a là 9,6019. Đó là kích thước của cá khi bắt đầu hình thành vẩy. Kích thước vẩy tăng trưởng dần theo sự tăng trưởng về chiều dài cá, cá càng lớn thì vẩy có kích thước càng lớn (bảng PL2), tỷ lệ thuận với vòng tuổi của cá.

Phương trình tính ngược sinh trưởng của cá Diếc theo Rose Lee (1920) được viết dưới dạng:

Lt = (L - 9,6019) Vt / V + 9,6019

Dựa vào phương trình tính ngược sinh trưởng, chúng tôi xác định được sinh trưởng chiều dài hằng năm và tốc độ sinh trưởng chiều dài tương ứng (bảng 4.3)

Bảng 4.3. Tốc độ tăng trưởng hàng năm về chiều dài của cá Diếc

Tuổi Giới tính

Sinh trưởng chiều dài hàng năm (mm)

Mức tăng trưởng chiều dài

hàng năm (mm/%) n L1(tb) (mm) L2(tb) (mm) T1(tb) T2(tb) mm % 0+ Juv. 142 1+ Đực 95 95 46 Cái 97 97 67 2+ Đực 130 159 130 30 22,7 28 Cái 125 145 125 25 20,8 61 ∑ 111,8 152,0 111,8 27,5 21,8 344

Từ kết quả của bảng 4.3 ta nhận thấy trong tự nhiên, sau 1 năm tuổi kích thước trung bình của cá đạt 95mm; sau năm thứ hai cá tăng lên 27,5mm. Như vậy, vào năm đầu của đời sống cá tăng trưởng nhanh về kích thước. Thời gian càng về sau tốc độ sinh trưởng về chiều dài càng chậm dần. Sự tăng trưởng nhanh về chiều dài trong thời gian đầu của đời sống giúp cá tránh được vật dữ và sự săn mồi trong tự nhiên. Điều này hoàn toàn phù hợp với qui luật tăng

trưởng của các loài cá nói chung. Cá tăng trưởng liên tục trong đời sống cá thể nhưng mức độ tăng trưởng chậm dần theo thời gian.

Tốc độ tăng trưởng của cá có ý nghĩa trong việc xác định kích cỡ cá khai thác nhằm đạt hiệu quả cao. Trong thực tế, cá sau 1 năm tuổi có chiều dài trung bình 132,3mm, nặng 41,3g/con đã được khai thác bán thương phẩm.

Trong cùng một năm tuổi, giữa cá đực và cá cái có tốc độ sinh trưởng không giống nhau. So với cá cái, năm đầu cá đực có tốc độ tăng về chiều dài chậm hơn nhưng đến năm thứ hai cá đực có tộ tăng trưởng cao hơn cá cái. Chứng tỏ, trong thời gian đầu cá cái sinh trưởng nhanh hơn cá đực. Đến khi trưởng thành sinh dục, do phải tích lũy noãn hoàng trong hình thành trứng và mang nhiều trứng nên cá cái sinh trưởng chiều dài chậm hơn cá đực.

Dựa vào số liệu về chiều dài và trọng lượng cá thu được theo nhóm tuổi, chúng tôi tính được các thông số sinh trưởng theo phương trình Von Bertalanffy (1954).

Bảng 4.4. Các thông số về chiều dài và trọng lượng cá Diếc

Thông số sinh trưởng Theo chiều dài Theo trọng lượng

L∞ (mm) , W∞ (g) 224,4 252,5

k 0,2211 0,0305

t0 -1,0274 -0,31044

Trên cơ sở các thông số đã tính được, chúng tôi thiết lập phương trình sinh trưởng của cá Diếc như sau:

- Về chiều dài: Lt = 224,39[1 - e-0,2211 (t +1,0274)]

- Về trọng lượng: Wt = 252,25[1 - e-0,0305 (t + 0,31044)] 2,8045

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh học cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) ở tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 31)