- Thời kỳ hình thành
Chƣơng 5: ĐẶC TÍNH PHÂN BỐ CÁ DIẾC 5.1 Đặc điểm phân bố cá Diếc ở các hệ thống sông
6.2.2. Nuôi cá Diếc
Việc khai thác nguồn lợi cá Diếc ở sông, hồ, ao, ruộng những năm gần đây cho thấy sản lượng thu hoạch không cao và có xu hướng giảm dần, lại phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết. Để nâng cao năng suất sinh học cho thuỷ vực, tăng sản lượng khai thác thuỷ sản và chủ động được nguồn nguyên liệu thì phải chuyển đổi việc khai thác tự nhiên sang hướng nuôi thả một số loài thuỷ sản, trong đó việc nuôi thả cá Diếc là cần thiết.
Với những ưu điểm vốn có, chúng tôi nhận thấy cá Diếc là một trong những loài có thể nuôi thả cho sản lượng cao và ổn định.
Hiện nay, người ta quan tâm đến việc sản xuất giống nhân tạo hơn thay vì sử dụng nguồn giống tự nhiên. Tuy nhiên, việc sản xuất giống cá Diếc đang mang tinh chất lẻ tẻ, chưa cung cấp đủ nhu cầu con giống cho người nuôi. Vấn
đề cần thiết là phải tiếp tục có những nghiên cứu thí nghiệm đưa ra mô hình nuôi thích hợp cho từng địa phương, vùng nước để chủ động mùa vụ, chủ động con giống. Những nghiên cứu nên tiến hành ngay từ bây giờ để đánh giá về sự phát triển, tiềm năng sản xuất và liên đới kinh tế trong việc nuôi cá Diếc với nhiều phương thức: Nuôi tại chỗ trong hồ, nuôi lồng quanh hồ, nuôi ghép với các loài cá khác, hay nuôi xen ruộng lúa với cá qua mùa mưa...
Cá Diếc là một trong những đối tượng ăn tạp, nên có thể nuôi ghép để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên đáy thuỷ vực. Nhưng hiện nay con giống vẫn đang là vấn đề nan giải, đồng thời chưa hoàn thiện được các loại hình nuôi, kỹ thuật nuôi thịt để phổ biến cho các hộ nuôi.
Một hướng nghiên cứu đã mở ra nhiều triển vọng trong tương lai đối với cá Diếc là việc sản xuất giống cá Diếc toàn cái. Hướng nghiên cứu này đã được Nguyễn Mộng Hùng đề cập đến từ năm 1999, nhưng đến nay vẫn chưa được phát triển.