Chƣơng 4 ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA CÁ DIẾC 4.1 Đặc điểm hình thái cá Diếc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh học cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) ở tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 26)

4.1. Đặc điểm hình thái cá Diếc

- Đặc điểm phân loại: D. III, 17-19; A.III,5; P.I, 14-15; V.1,8; Sq27-31; Lược mang cung mang thứ nhất 43-46; răng hầu một hàng 4-4, vẩy dọc tán đuôi 6-7; vẩy trước vây lưng 11-13; vẩy quanh tán đuôi 16; L0 =2,4-3,1H

Cá Diếc có thân dẹp bên, ngắn, ngực hơi tròn, mắt có viền đỏ, miệng nhỏ, thân phủ vẩy lớn vẩy ở phần đầu lớn hơn phía sau thân, xếp đều trên thân, vẩy rất dễ rụng khi có ma sát, không râu, lưng có màu sẩm hơn bụng.

Cá Diếc ở sông suối thường có màu sáng ánh bạc; cá Diếc ở hồ, đầm ao nuôi thường có màu sẩm hơn. Vây ngực, vây bụng lớn nhưng so với vây lưng thì chúng nhỏ hơn, nằm thấp bên dưới gần vây đuôi.

Cá Diếc thuộc loài cá nhỏ, trung bình. Kích thước cá trung bình 105 - 130cm tương ứng với trọng lượng 35 - 45g. Cá Diếc ăn tạp, thức ăn gồm cả động vật và thực vật bao gồm mùn bã hữu cơ, rễ non thực vật, cặn bã hữu cơ, các loài tảo sống đáy, các loài giáp xác. Chúng thường kiếm ăn vào ban ngày,

chủ yếu bình minh và buổi sáng chúng thường kiếm thức ăn ở đáy. Cá sinh đẻ quanh năm, chủ yếu vào tháng VI đến tháng IX.

4.2. Tƣơng quan chiều dài và trọng lƣợng của chủng quần.

Quá trình sinh trưởng và phát triển của cá liên quan chặt chẽ với sự biến đổi chiều dài và trọng lượng. Mối liên quan này là thước đo mức độ sinh trưởng tương đối của cá. Sự biến đổi chiều dài hoặc trọng lượng của một cá thể hay một nhóm cá thể cho biết sự sống và mức độ phát triển của tuyến sinh dục. Sự tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của đàn cá trong tự nhiên được thể hiện qua bảng 4.1, hình 4.2.

Bảng 4.1. Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá Diếc

Tuổi Giới tính

Chiều dài (mm) và trọng lượng (g) trung bình N L giao động L(tb) W dao động W(tb) n % 0+ Juv 86 - 115 109,5 10 - 40 23,5 142 41,28 1+ Đực 115 - 137 133,6 35 - 76 41,3 46 13,37 Cái 110 - 140 131,4 30 - 65 42,0 67 19,48 2+ Đực 136 - 178 153,1 37 - 75 52,4 28 8,14 Cái 129 - 172 149,4 45 - 100 63,2 61 17,73  86 - 178 136,2 10 - 100 44,48 344 100,00 Từ kết quả bảng 4.1 cho thấy sự sinh trưởng về chiều dài và trọng lượng của cá không đồng nhất trong thời gian đầu của đời sống.

Kích thước cá khai thác dao động trong khoảng 86 - 178cm, tương ứng với trọng lượng dao động 10-100g , bao gồm 3 nhóm tuổi.

- Nhóm 0+, chưa phân biệt được cá đực hay cá cái, có chiều dài dao động 86-115mm, ứng với trọng lượng dao động 10-40g, giai đoạn này số lượng cá thể chiếm tỷ lệ cao nhất (41,28%)

- Nhóm tuổi 1+ có chiều dài dao động từ 110-140mm, ứng với trọng lượng dao động từ 30-76g, chiếm tỷ lệ ít hơn (32,85%.)

- Nhóm tuổi 2+ có chiều dài dao động từ 129-178mm, ứng với trọng lượng dao động từ 37-100g, chiếm tỷ lệ thấp nhất (25,87%.)

Ngoài ra, sự tương quan về chiều dài và trọng lượng giữa cá đực và cá cái trong cùng một nhóm tuổi có sự khác nhau. Nhóm tuổi 1+

cá đực có kích thước trung bình (133,6mm) lớn hơn cá cái (131,4mm) và trọng lượng cá đực (41,3g) nhỏ hơn cá cái (42,0g) không đáng kể, nhưng đến nhóm tuổi 2+

cá đực có kích thước trung bình (153,1mm) lớn hơn cá cái (149,4mm) nhưng trọng lượng trung bình cá đực (52,4g) lại bé hơn nhiều so với cá cái (63,2g)

Điều này chứng tỏ liên quan đến sự chín muồi sinh dục của cá. Cá cái nhóm tuổi 1+

và 2+ trọng lượng tăng nhanh hơn do có sự tích luỹ chất dinh dưỡng, chuẩn bị cho việc sinh sản và tái sản xuất chủng quần.

Mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá được xác định theo phương trình hàm mũ của R. J. H Beverton - S. J Holt (1956): W=a.Lb

, trong đó các giá trị a và b được tính toán dựa vào số liệu về mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của các cá thể trong từng nhóm tuổi thu được qua thời gian nghiên cứu (bảng PL1).

Tương quan chiều dài và trọng lượng cá Diếc biểu diễn theo hàm số mũ: W = 6.818 x 10-9 x L2,8305

Đồ thị mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá Diếc theo phương trình trên có dạng hình parabol hướng lên trên nhận các giá trị L(cm) và W(g) làm trục quy chiếu (hình 4.2). Đồ thị cho thấy giai đoạn đầu cá tăng nhanh về chiều dài, giai đoạn sau cá tăng nhanh về trọng lượng. Cá Diếc tăng chiều dài đến khi đạt kích thước 90 - 100mm, tương ứng trọng lượng 35 - 40g thì bắt đầu tăng nhanh về trọng lượng. Đây là giai đoạn cá gần đạt một năm tuổi. Điều này phù hợp với quy luật chung về đặc tính sinh học cá Nhiệt đới.

-50 50 100 150 200 250 0 5 10 15 20 W L(Cm) W (g)

4.3. Cấu trúc tuổi và đặc tính sinh trƣởng của cá 4.3.1. Hình thái vẩy và dạng vòng năm 4.3.1. Hình thái vẩy và dạng vòng năm

Vẩy cá Diếc tương đối dày, có dạng hình oval, dễ bị boong khỏi da khi bị ma sát, càng lùi sau cuống đuôi vẩy càng có kích thước bé, tâm vẩy càng lùi xa về phía sau. Vân sinh trưởng phát triển mạnh ở phần trước và phần bên vẩy. Ở phần trước của vẩy xuất hiện các tia phóng xạ, từ 6 - 10 tia. Vẩy cá Diếc có màu sắc đậm do có chứa nhiều sắc tố. Các vẩy ở vùng lưng sẫm màu hơn, chứa nhiều sắc tố hơn các vẩy ở vùng bụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh học cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) ở tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 26)