Dao động (tb) Wdao động W(tb) % 1+

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh học cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) ở tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 45)

12.00 14.00

X/06 XII/06 II/07 IV/07 VI/07 VIII/07

GĐ IGĐ II GĐ II GĐ III GĐ IV GĐ V GĐ VI Tháng % số N cá thể

Hình 4.10 Biểu đồ các giai đoạn CMSD theo tháng của cá Diếc

4.5.4. Kích thƣớc và trọng lƣợng thành thục của cá Diếc

Khi cá lớn lên đến một kích thước nhất định, chúng sẽ tham gia vào đàn đẻ trứng.

Bảng 4.13. Kích thước và trọng lượng thành thục sinh dục của cá Diếc

Tuổi

Giới tính

Giai đoạn thành thục (Giai đoạn IV và V)

N Chiều dài (mm) và trọng lượng (g) trung bình Chiều dài (mm) và trọng lượng (g) trung bình

L dao động L(tb) W dao động W(tb) n % 1+ 1+ Đực 115-137 133,59 35-76 41,28 17 4,94 Cái 110-140 131,36 20-55 42,01 22 6,40 2+ Đực 136-178 153,07 37-75 52,39 15 4,36 Cái 129-172 149,38 45-100 63,15 20 5,81 ∑ 110-178 141,85 20-100 49,71 74 21,51

Từ kết quả bảng 4.13 cho thấy, cá Diếc bắt đầu thành thục sinh dục ở tuổi 1+, khi cá đực đạt kích thước trung bình 133,59mm tương ứng với trọng lượng trung 41,28g và cá cái có chiều dài trung bình 131,36mm, tương ứng với trọng lượng trung bình 42,01g.

Nhóm tuổi 2+, cá đực thành thục có kích thước trung bình 153,07mm và cá cái là 149,38 tương ứng với trọng lượng 52,39g và 63,15g.

Nhìn chung, ở giai đoạn thành thục sinh dục cá đực có trọng lượng trung bình nhỏ hơn cá cái trong cùng một nhóm tuổi. Điều này phù hợp với quy luật

tự nhiên. Đến thời kỳ sinh sản cá cái cần tích lũy chất dinh dưỡng cho sự phát triển tế bào trứng và nuôi phôi phát triển sau này, nên cá cái thường có trọng lượng lớn hơn cá đực.

4.5.5. Sức sinh sản tuyệt đối và tƣơng đối của cá Diếc

Để dự đoán khả năng sinh sản của cá, chúng tôi tiến hành đếm số lượng trứng chứa trong tuyến sinh dục của ở giai đoạn IV, kết quả thu được thể hiện qua bảng 4.14.

Bảng 4.14. Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của cá Diếc

Nhóm tuổi

Chiều dài (mm) Trọng lượng (g) Sức sinh sản tuyệt đối Sức sinh sản tương đối (trứng/g) N (cá thể) Dao động Trung bình Dao động Trung bình

1+ 110-140 131,36 20-55 42,1 10.023 242,8 26 2+ 129-172 151,38 45-100 63,15 13.316 219,4 21 2+ 129-172 151,38 45-100 63,15 13.316 219,4 21

Trung bình 11.670 231,1 47

Qua kết quả bảng 4.14 cho thấy: Giữa các nhóm tuổi có sự khác nhau về số lượng trứng trong buồng trứng. Sức sinh sản tuyệt đối của cá Diếc trung bình đạt 11.670 tế bào, sức sinh sản tương đối trung bình đạt 231,1 trứng/g. Cá càng có kích thước và trọng lượng lớn thì số lượng trứng càng nhiều. Nhìn chung cá Diếc ở các thuỷ vực Thừa Thiên Huế có sức sinh sản tuyệt đối và tương đối khá cao, khả năng sinh sản lớn.

Dựa vào sức sinh sản của cá người ta biết được khả năng đẻ trứng của chủng quần. Điều này có ý nghĩa trong việc xác định đàn cá bố mẹ tham gia sinh sản trong tự nhiên và trong nhân giống nhân tạo.

4.5.6. Đặc điểm phát triển của tế bào sinh dục

Qua phân tích tổ chức học tuyến sinh dục của cá Diếc, chúng tôi đã quan sát được các thời kỳ phát triển của quá trình tạo trứng và sinh tinh, đồng thời xác định được 6 giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của chúng.

Tế bào trứng của cá Diếc, quan sát dưới kính hiển vi của tổ chức học tế bào trứng phân biệt được 4 thời kỳ khác nhau (theo Pravdin)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh học cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) ở tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 45)