- Thời kỳ hình thành
Chƣơng 5: ĐẶC TÍNH PHÂN BỐ CÁ DIẾC 5.1 Đặc điểm phân bố cá Diếc ở các hệ thống sông
5.2 Đặc điểm phân bố của cá Diếc ở các ao, hồ, ruộng
- Các ao hồ ở Thừa Thiên Huế có thể chia thành 2 nhóm
+ Các dạng hồ chứa nước bán tự nhiên: Đây là các vùng nước lớn, có địa hình phức tạp với nhiều hình thù khác nhau, diện tích rộng, độ sâu lớn, thường xuyên được bổ sung nguồn nước bởi các con suối đổ về và những đợt mưa. Các hồ nước này thường giàu chất dinh dưỡng, cơ sở thức ăn tự nhiên phong phú và đa dạng. Cá sinh trưởng và phát triển tốt. Qua điều tra cho thấy cá Diếc ở thuỷ vực này sinh trưởng nhanh, độ béo cao, tỷ lệ thành thục cao hơn cá Diếc sông và ao, hồ nước tĩnh vùng đồng bằng.
+ Các ao hồ ở đồng bằng: Hầu hết là những ao hồ nhân tạo, có địa hình tương đối bằng phẳng, đơn giản, hình dạng không phức tạp, có kích thước không lớn, độ sâu vừa phải. Lượng nước bổ sung là các trận mưa, các kênh mương dẫn nước ngoài vào, các ao hồ này người dân thường áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng, chủ động đánh bắt, cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên cá Diếc ở thuỷ vực này tỷ lệ thành thục thấp hơn cá Diếc sông và cá Diếc ao hồ chứa nước. Điều này được giải thích do sự tác động của con người (do sử dụng hoá chất xử lý môi trường, hay do ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật...).
Vào mùa mưa, nước tràn qua các các ao hồ. Nước từ các hồ chứa lớn chảy xuống các khe đổ ra các nhánh sông. Cá Diếc cũng theo dòng nước mới tràn ra suối và đến các nhánh sông. Do số lượng cá ở các hồ chứa khá nhiều, mà vào mùa mưa lũ ngư dân thường đánh băt cá Diếc ở các sông nhiều hơn. Sản lượng trong thời gian này vì thế mà cũng được nâng cao.
Ở các ao hồ đồng bằng, mùa mưa đến cá Diếc băng đồng đi tìm nơi để trứng. Trứng và cá con phát triển ở vùng này. Các ao, hồ ở miền Trung nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng có kích thước nhỏ. Nguồn cá con chủ
yếu do các đợt mưa lũ, nước từ sông vào ao, hồ và cá theo các dòng nước vào phân bố kiếm ăn..