Hoạt động cho thuê tài chính tại một số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam hiện nay (Trang 31)

N GHIỆP VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍH DIỄ RA THEO MỘT QUY TRÌH HẤT ĐỊH BAO GỒM CÁC BƯỚC: XÉT

1.3.1. Hoạt động cho thuê tài chính tại một số quốc gia trên thế giới

Thị trường CTTC tại Việt Nam trong giai đoạn đầu phát triển có nhiều nét tương đồng với giai đoạn xuất phát điểm của các công ty CTTC ở khu vực châu Á. Việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường CTTC của các nước này có thể giúp cho thị trường CTTC tại nước ta có những bước phát triển đúng đắn trong tương lai.

1.3.1.1. Cho thuê tài chính tại Hàn Quốc

Ngành CTTC ở Hàn Quốc được hình thành từ những năm 1970, đánh dấu bằng sự ra đời của công ty CTTC đầu tiên vào năm 1972. Nền kinh tế Hàn Quốc trong giai đoạn này đã có những bước tăng trưởng nhanh và quá trình công nghiệp hóa luôn đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn. Nhưng nguồn vốn dành cho đầu tư rất hạn chế do thị trường vốn trong nước không phát triển mạnh. Nguồn tiết kiệm trong nước quá ít so với nhu cầu đầu tư, Hàn Quốc phải đi vay vốn từ nước ngoài. Bởi vậy, Chính phủ xem hoạt

động CTTC như là giải pháp cung ứng vốn đầu tư cho nền kinh tế. Để tạo điều kiện thúc đẩy thị trường CTTC phát triển, Chính phủ đã ban hành Luật khuyến khích cho thuê vào năm 1973 và sau đó đổi tên thành Luật kinh doanh cho thuê năm 1993, phản ánh sự tự do hóa của thị trường tài chính Hàn Quốc. Năm 1998 Luật kinh doanh tài trợ tín dụng đặc biệt ra đời thay thế cho Luật kinh doanh cho thuê do sự tự cơ cấu lại thị trường tài chính.

Mức tăng trưởng bình quân của ngành CTTC hàng năm là trên 40%, đến nay có khoảng 40 công ty hoạt động trong lĩnh vực này. Trong năm 1996, ngành CTTC đóng góp 16,9 tỷ USD, chiếm 28,5% tổng đầu tư quốc gia vào thiết bị.

Ngày nay, các công ty CTTC có xu hướng liên kết lại với nhau trong các hợp đồng CTTC có giá trị lớn. Hàng loạt các chi nhánh được mở tại Hồng Kông, Thái Lan, Việt Nam.

Thị trường CTTC của Hàn Quốc phát triển là bởi các yếu tố sau: - Chính phủ quan tâm đến hoạt động CTTC thông qua việc ban hành luật thuê mua phù hợp với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Thị trường thuê mua được mở rộng, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia.

- Nhu cầu đầu tư máy móc tăng lên trong lĩnh vực xây dựng và công nghiệp một cách đáng kể do sự tăng trưởng kinh tế.

- Chính phủ Hàn Quốc đã cho phép các công ty CTTC chuyên môn hóa được phép phát hành giấy nợ gấp 10 lần vốn tự có, đồng thời hỗ trợ thông qua các quỹ đầu tư quốc gia.

- Thị trường CTTC trở nên hấp dẫn vì nó là phương thức tài trợ vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng Trung Ương Hàn Quốc đã ban hành những quy định nghiêm ngặt về vốn trung và dài hạn, vì thế ngoài phương thức tài trợ thuê tài chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể tiếp cận với phương thức tài trợ trung và dài hạn tại các ngân hàng thương mại.

Theo Nghị định liên tịch giữa Bộ Công nghiệp tài chính và Bộ Thương mại vào năm 1973 hoạt động CTTC tại Indonesia đã ra đời. Các công ty CTTC tại nước này cung cấp cùng một lúc nhiều các nghiệp vụ như cho thuê, mua các khoản phải thu, đầu tư mạo hiểm, và cho vay tiêu dùng. Các công ty này được biết đến là các công ty đa tài chính.

Quy định hiện hành điều chỉnh hoạt động của các công ty đa tài chính này là Nghị định số 1252/KMK.09/1989 do Bộ Tài chính ban hành ngày 18/11/1989. Theo như Nghị định này các công ty đa tài chính phải có vốn tối thiểu là 10 tỷ Rp, ngoài ra không được huy động vốn từ công chúng.

Sự khác nhau giữa hoạt động CTTC và hoạt động cho thuê vận hành là quy định về thuế GTGT và thuế TNDN. Trong hoạt động CTTC, tài sản đi thuê tài chính không bị đánh thuế GTGT, tuy nhiên không được khấu trừ vào thuế TNDN.

Khoản thuê tài chính cần đáp ứng các điều kiện sau:

+ Khoản thuê có giá trị bằng toàn bộ giá trị của tài sản cho thuê; + Thời hạn thuê ít nhất là 2, 3, 7 năm tùy vào từng loại tài sản;

+ Quyền lựa chọn của người đi thuê với tài sản thuê phải được nêu rõ trong hợp đồng thuê.

Hoạt động CTTC tại Indonesia khá phát triển là bởi các yếu tố sau: + Chính phủ luôn tạo ra các chính sách ưu đãi về thuế cho hoạt động CTTC

+ Các công ty CTTC được cung cấp nguồn vốn ưu đãi từ phía Chính phủ

+ Công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh luôn được các công ty CTTC quan tâm.

+ Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động CTTC quy định rất rõ ràng về sự khác nhau giữa CTTC và cho thuê hoạt động.

1.3.1.3. Cho thuê tài chính tại Thái Lan

Cho thuê tài chính ở Thái Lan phát triển khá tự do vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX. Vào thời điểm này chỉ có một số hướng dẫn cụ thể của Chính phủ về việc nộp thuế. Các công ty cho thuê tài chính ở Thái Lan

và bên đi thuê phải có tư cách pháp nhân. Thời hạn cho thuê của một tài sản tối thiểu là 3 năm. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh ô tô thì hoạt động cho thuê tài chính đã được ra đời và phát triển.

Đến năm 1997, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam Á, hoạt động CTTC ở Thái Lan chịu ảnh hưởng nặng nề. Tổng giá trị các giao dịch từ 54 tỷ bạt (1,44 tỷ USD) năm 1996 tụt xuống còn 28 tỷ bạt (758 triệu USD) năm 1997. Cuộc khủng hoảng đã làm thay đổi gần như hoàn toàn các thể chế tài chính ở Thái Lan. Hàng loạt các công ty tài chính đã phải đóng cửa do không đáp ứng được yêu cầu về năng lực tài chính. Trên thị trường chứng khoán số lượng các công ty tài chính niêm yết giảm mạnh từ 91 công ty năm 1996 xuống 22 công ty năm 1998. Đây được coi là một điều kiện thuận lợi để thị trường CTTC được khởi động lại. Đến năm 1999 thị trường CTTC đã có dấu hiệu phục hồi nhờ vào sự gia tăng mạnh mẽ trong số lượng giao dịch về các phương tiện vận tải.

Hàng hóa trong các giao dịch CTTC chủ yếu là ô tô, xe chở khách, chiếm đến 95% tổng số hàng hóa cho thuê.

Sự phục hồi nhanh chóng của hoạt động CTTC tại Thái Lan là do: - Chất lượng các dịch vụ CTTC ở Thái Lan liên tục được nâng cao. Khách hàng sẵn sàng trả giá cao để có được dịch vụ tốt hơn.

- Các công ty CTTC liên tục mở rộng mạng lưới hoạt động. Các công ty như GECAL hay SPL mở rộng hoạt động ở cả các vùng nông thôn do nhận thấy cơ hội kinh doanh trong việc thuê xe tải tại khu vực này.

- Các công ty CTTC luôn thiết lập quan hệ hữu hảo với các nhà cung cấp.

- Khoa học công nghệ luôn được áp dụng trong hoạt động CTTC. Hiện nay nhiều hợp đồng CTTC đã được ký kết qua mạng Internet.

Dưới đây là bảng so sánh về thị trường CTTC tại Thái Lan và Indonesia.

tại Thái Lan và Indonesia

Các tiêu chí Thái Lan Indonesia

Năm bắt đầu 1970 1973

Số lượng các công ty

cho thuê tài chính >50 >100

Sản phẩm CTTC, cho thuê vận hành CTTC, cho thuê vận hành

Tốc độ phát triển 20% 25%

Khối lượng giao dịch

năm 2007 3 tỷ USD 6 tỷ USD

Nguồn: Sanjay Gupta – GE (2009), Chính sách thuế đối với hoạt động CTTC ở các nước Đông Nam Á, bài trình bầy tại hội thảo “phát triển CTTC tại Việt Nam-khinh nghiệm từ các nước khác”, Hà Nội 2009.

Các nước đã đề cập ở trên có điều kiện phát triển kinh tế tương tự với Việt Nam. Vì vậy, ta có thể áp dụng linh hoạt những bài học kinh nghiệm của các nước để có định hướng đúng đắn phát triển thị trường CTTC tại Việt Nam. Qua đó, ta có thể rút ngắn khoảng cách, theo kịp các nước đi trước trong lĩnh vực này, thậm chí có thể cạnh tranh với các nước này khi Việt Nam thực hiện cam kết gia nhập WTO đến năm 2011 mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính và lộ trình mở cửa hoàn toàn thị trường CTTC vào năm 2010.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam hiện nay (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w