Tình hình hoạt động của các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam hiện nay (Trang 50)

N GHIỆP VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍH DIỄ RA THEO MỘT QUY TRÌH HẤT ĐỊH BAO GỒM CÁC BƯỚC: XÉT

2.3.5. Tình hình hoạt động của các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam

2.3.5.1. Tổng dư nợ và tốc độ tăng trưởng

Bảng 2.3: Tổng dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho thuê tài chính từ năm 2006 đến năm 2010

Đơn vị: triệu đồng

Stt Tên công ty 2006 2007 2008 2009 2010

1 Cty CTTC NH Ngoại Thương 1.028.322 978.663 1.084.155 1.556.493 2.283.357

2 Cty CTTC NH

Công Thương 625.154 812.515 958.064 1.220.213 1.392.610

9Website Sở giao dịch hàng Việt Nam, http://vnx.com.vn/language/vi-VN/News/Detail/Lai-suat-cao-tin- dung-tieu-dung-chung-lai-1594.aspx.

3 Cty CTTC I NH NN&PTNT 1.206.393 1.938.568 2.446.478 2.676.940 3.419.405

4 Cty CTTC II NH NN&PTNT 3.185.920 4.754.184 6.406.274 6.667.348 8.967.470

5 Cty CTTC I NH Đầu tư 931.690 1.195.364 1.733.339 2.005.694 3.109.298

6 Cty CTTC II NH Đầu tư 459.563 813.159 1.309.446 1.890.784 3.040.236

7 Cty CTTC Quốc tế Việt Nam 547.004 955.604 1.520.045 1.056.090 1.723.210

8 Cty CTTC

Kenxim 769.873 1.200.354 2.278.023 1.493.094 1.956.309

9 Cty CTTC ANZ-VTRAC 43.058 39.178 47.650 40.896 53.657

10 Cty CTTC Chailease - 225.582 259.453 260.056 251.830 11 Cty CTTC NH SG Thương Tín - 140.961 331.771 573.789 993.378 12 Cty CTTC NH Á Châu - - 106.141 172.589 313.588 13 Cty CTTC CN Tàu thủy - - 595.582 535.060 726.664 14 Tổng 8.796.977 13.054.132 19.076.421 20.149.046 28.231.012 Tốc độ tăng trưởng (năm 2006 làm gốc) - 48,39% 116,85% 129,05% 220,92%

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Các số liệu trên đã cho thấy dư nợ cho thuê tài chính liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2007 tăng 48,39% so với năm 2006, năm 2008 tăng 46,13% so với năm 2007, năm 2009 tăng 5,62% so với năm 2008, năm 2010 tăng 40,11% so với năm 2009. Dự nợ cho thuê ngày càng tăng đã làm giảm khó khăn về nguồn vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị, dây chuyền sản xuất đồng thời thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khoảng thời gian từ năm 2008-2009 mặc dù dư nợ CTTC có tăng lên nhưng tốc độ tăng là chậm hơn nhiều so với các năm khác, lý do là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát trong nước tăng cao, tín dụng thắt chặt. Các doanh nghiệp trong nước không mở rộng sản

xuất, hàng loạt các doanh nghiệp phải đóng cửa bởi vậy hoạt động của các công ty CTTC bị ngưng trệ cũng là điều không tránh khỏi. Đến năm 2010, mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng nền kinh tế thế giới và trong nước bắt đầu phục hồi, hoạt động của các công ty CTTC lại bắt đầu được mở rộng, với dư nợ CTTC tăng 40,11% so với năm 2009.

Trong khối các công ty CTTC trực thuộc các Ngân hàng thương mại, trong năm 2010 công ty CTTC Ngân hàng Á Châu và công ty CTTC Ngân hàng Sài gòn thương tín có tốc độ tăng trưởng dư nợ CTTC cao nhất lần lượt là 81,67% và 73,13% so với năm 2009. Mặc dù mới ra đời nhưng tốc độ tăng trưởng dư nợ CTTC trung bình hàng năm của công ty CTTC Ngân hàng Á châu và công ty CTTC Ngân hàng Sài gòn thương tín đều ở mức cao trên 71%.

Trong khối các công ty CTTC có vốn đầu tư nước ngoài và trực thuộc tập đoàn phải kể đến công ty CTTC Quốc tế Việt Nam và công ty CTTC Công nghiệp tàu thủy có tốc độ tăng trưởng dư nợ CTTC ở mức cao là 63,17% và 35,81% so với năm 2009. Kết quả hoạt động của công ty CTTC Chailease năm 2010 có bị suy giảm về dư nợ CTTC so với năm 2009 là 3,16%.

Biểu đồ 2.1: Tổng dư nợ cho thuê tài chính từ năm 2006 đến năm 2010 Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

2.3.5.2. Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu được dùng để phán ánh chất lượng của hoạt động CTTC. Chỉ tiêu này cùng với chỉ tiêu dư nợ sẽ phản ánh rõ hơn tình hình hoạt động CTTC. Tỷ lệ nợ quá hạn tại một số công ty CTTC như sau:

Bảng 2.4: Tỷ lệ dư nợ quá hạn cho thuê tài chính tại một số công ty cho thuê tài chính từ năm 2006 đến năm 2010

Đơn vị: % Công ty Cty CTTC Ngoại Cty CTTC Công Cty CTTC Nông Cty CTTC Nông Cty CTTC Đầu tư Cty CTTC Đầu tư Cty CTTC Quốc

Năm Thương Thương nghiệp I Nghiệp II I II tế Việt Nam 2006 1,50 2,10 4,67 1,70 1,80 2,27 2,90 2007 10,97 4,90 6,17 3,79 2,80 6,12 3,34 2008 16,18 0,76 14,06 1,92 2,18 3,32 3,50 2009 18,09 0,64 30,59 2,60 2,86 3,14 2,75 2010 14,22 1,22 6,82 2,56 3,56 3,52

Nguồn: Tổng hợp từ các công ty cho thuê tài chính

Tính đến hết năm 2010, tổng dư nợ quá hạn ước tính của các công ty CTTC là 11075 tỷ đồng, chiếm 39,23% tổng dư nợ CTTC của toàn ngành10. Tỷ lệ này tăng 2,08 % so với năm 2009 do biến động liên tục của lãi suất trong nước năm 2010 và sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng đã gây khó khăn cho các công ty CTTC trong việc thu hồi các khoản nợ. Đây là một con số tương đối cao với toàn ngành CTTC, bởi vậy bản thân các công ty CTTC phải không ngừng tăng cường công tác thẩm định khách hàng, kiểm tra tài sản cho thuê. Hơn nữa, các công ty CTTC cần chú trọng công tác xử lý nợ tồn đọng, cơ cấu lại khách hàng cũng như đầu tư cho thuê hợp lý để nâng cao chất lượng hoạt động của công ty. Chất lượng hoạt động CTTC có sự phân hóa giữa các công ty. Qua số liệu của một số công ty CTTC ở trên ta thấy công ty CTTC Ngân hàng Ngoại Thương và công ty CTTC I Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn có tỷ lệ dư nợ quá hạn cao. Đặc biệt trong năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn của công ty CTTC I Ngân hàng Nông nghiệp rất cao là 30,59% đã làm ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của công ty, làm cho công ty bị thua lỗ 131,78 tỷ đồng. Tuy nhiên đến năm 2010, với nỗ lực của toàn bộ công ty tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống một cách đáng kể, chỉ còn 6,82%. Đây được xem như một thành công lớn đánh dấu bước phát triển trong hoạt động của công ty. Công ty CTTC Ngân hàng Công thương và công ty CTTC II Ngân hàng Nông nghiệp luôn duy trì được tỷ lệ nợ quá hạn ở con số thấp.

2.3.5.3. Lợi nhuận

Dư nợ CTTC của các công ty CTTC tính đến cuối năm 2010 là 28.231.012 tỷ đồng, tăng 40,11% so với năm 2009. Trong những năm qua, các công ty CTTC không ngừng mở rộng hoạt động và đạt được những kết quả khả quan.

Theo ông Đàm Đức Long, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam: “do những khó khăn của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động đến nền kinh tế nước ta, những tồn tại chủ quan trong quản lý, điều hành đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của nhiều công ty CTTC. Nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh nhiều nên kết quả kinh doanh không cao, thậm chí có công ty bị lỗ như công ty CTTC I ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tuy nhiên cũng có nhiều công ty CTTC hoạt động khá, có lãi cao, như công ty CTTC Công thương, công ty CTTC Ngoại thương, công ty CTTC Sài gòn thương tín…”. Cụ thể:

 Công ty CTTC Ngân hàng Công thương năm 2010 có tổng lợi nhuận trước thuế là 81,890 tỷ đồng tăng 28,53 tỷ đồng, tức 53,47% so với năm 2009. Tổng giá trị tài sản của công ty năm 2010 là 1596,792 tỷ đồng tăng 365,33 tỷ đồng so với năm 2009 (năm 2009 là 1231,462 tỷ đồng), tức 29,67%. Tổng dự nợ CTTC tính đến cuối năm 2010 là 1392,610 tỷ đồng với hơn 1000 hợp đồng CTTC.11

 Tính đến cuối năm 2010, Sacombank Leasing - SBL đã thực hiện cho thuê tài chính với hơn 200 khách hàng, giá trị đạt 830 tỷ đồng.12

 Công ty CTTC Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCBL) trong 10 năm 1998-2008, VCBL ký kết và thực hiện được 1770 hợp đồng với tổng số tiền giải ngân trong các năm 1998-2008 đạt 2467 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trung bình 32% và năm 2008 VCBL đứng thứ tư về thị phần CTTC tại thị trường Việt Nam gồm 13 công ty.13 Năm 2009, 11 Website công ty CTTC Ngân hàng Công thương,

http//lc.vietinbank.vn/web/home/intro/11031401.html.

12Website điện tử Báo mới http, //www.baomoi.com/Thong-tin-thi-truong/127/5898997.epi.

13 Website điện tử Báo mới http, //www.baomoi.com/VCBL-dan-vi-tri-thu-tu-ve-thi-phan-cho-thue-tai- chinh/126/1833676.epi.

công ty đạt được lợi nhuận là 56,598 tỷ đồng, năm 2010 là 83,456 tỷ đồng.  Tuy nhiên, công ty CTTC I Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong năm 2009 dư nợ CTTC là 2676,940 tỷ đồng với 678 hợp đồng CTTC và 440 khách hàng. Do tỷ lệ nợ xấu của công ty tăng cao lên đến 30,59% nên lợi nhuận trước thuế của công ty đã bị âm là -131,78 tỷ đồng.14 Trong giai đoạn gần đây, số lượng khách hàng và số lượng hợp đồng cho thuê của công ty liên tục bị giảm sút. Nguyên nhân có thể chỉ ra như sau:

+Nguồn vốn hạn hẹp: không huy động được từ dân cư, không thu được gốc lãi đúng hạn làm tốc độ quay vòng vốn chậm. Dư nợ giảm nhiều do hợp đồng chấm dứt trước hạn và đến hạn thanh lý.

+ Trong năm 2007 công ty ký một hợp đồng đầu tư khối lượng lớn với 112 tàu thủy, nhu cầu vốn lên đến 2700 triệu đồng dẫn đến đầu tư dàn trải thiếu tập trung, kéo dài thời gian không hoàn thiện tàu đưa vào khai thác, không thu được lãi đầu tư.

Do đặc thù của hoạt động CTTC dễ gặp rủi ro trong việc thu hồi tài sản nên lợi nhuận phụ thuộc nhiều vào việc phân tích rủi ro đối với khách hàng thuê và rủi ro của máy móc thiết bị cho thuê. Nếu như các công ty CTTC xây dựng tốt được hệ thống thông tin đánh giá rủi ro thì hoạt động của các công ty CTTC chắc chắn sẽ hiệu quả.

Từ những số liệu trên ta thấy, mặc dù nền kinh tế trong giai đoạn 2006-2010 có nhiều thuận lợi nhưng cũng tồn tại nhiều khó khăn do cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu cùng những biến động của môi trường kinh tế trong nước nhưng các công ty CTTC luôn nỗ lực từng bước khẳng định vai trò của mình trong thị trường tài chính. Qua đó ta thấy rõ sự phát triển của thị trường CTTC tại Việt Nam trong những năm qua.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam hiện nay (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w