Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam hiện nay (Trang 59)

N GHIỆP VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍH DIỄ RA THEO MỘT QUY TRÌH HẤT ĐỊH BAO GỒM CÁC BƯỚC: XÉT

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế

Tuy đã đạt được những bước phát triển khả quan song hoạt động CTTC tại Việt Nam thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa thực sự phát triển ngang tầm với tiềm năng vốn có của nó.

a. Tỷ lệ nợ quá hạn còn ở mức cao

Tính đến hết năm 2010, tổng dư nợ quá hạn ước tính của các công ty CTTC là 11075 tỷ đồng, chiếm 39,23% tổng dư nợ CTTC của toàn ngành. Tỷ lệ này tăng 2,08 % so với năm 2009. So với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác thì tỷ lệ này là tương đối cao và tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với các ngân hàng thương mại. Do bản chất của CTTC là hoạt động tín

dụng trung và dài hạn và đối tượng khách hàng của các công ty CTTC chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, báo cáo tài chính thường không được kiểm toán, hoạt động kinh doanh không hiệu quả, hệ thống quản lý chưa tốt… nên tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các công ty CTTC. Hơn nữa, diễn biến phức tạp của tình hình lãi suất trong năm 2010 cũng là một nguyên nhân đẩy tỷ lệ nợ quá hạn của các công ty CTTC tăng cao. Nợ quá hạn cao đã phần nào phản ánh chất lượng của hoạt động CTTC là chưa tốt, lợi nhuận từ hoạt động CTTC của các công ty CTTC bị ảnh hưởng bởi chi phí cho việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi tăng cao.

b. Dư nợ cho thuê tài chính còn ở mức thấp

Mặc dù dư nợ CTTC có tăng trưởng qua các năm nhưng so với các nước trong khu vực và thế giới thì vẫn chưa xứng tầm. Cụ thể: dự nợ CTTC qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 lần lượt là 8796, 13054, 19076, 20149 và 28231 tỷ đồng. Do áp lực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong giai đoạn 2008-2009 cùng biến động của môi trường kinh tế trong nước, các công ty CTTC đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tài trợ vốn cho khách hàng. Đến thời điểm hiện nay tuy cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã qua đi nhưng những hậu quả của nó vẫn còn tồn tại trong nền kinh tế.

Theo một thống kê của Ngân hàng Nhà nước, nếu như ở các đang phát triển tỷ trọng của thị trường CTTC so với thị trường tín dụng vào khoảng từ 15% đến 20% thì ở Việt Nam tỷ lệ này chưa đạt đến 2%. Tức là trong số 100 chủ thể cần vốn để sản xuất kinh doanh thì chưa có đến 2 chủ thể sử dụng những tiện ích của dịch vụ CTTC. Đây là một con số khá khiêm tốn so với một thị trường mà có đến hơn 90% các doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ như thị trường Việt Nam.

c. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) chưa cao

vốn chủ sở hữu. Qua chỉ tiêu ROE ta thấy được lợi nhuận thực sự mà nguồn vốn đầu tư đem lại cho các công ty cho thuê tài chính. So với các ngân hàng thương mại thì ROE của các công ty CTTC thấp hơn. Tỷ lệ ROE tại một số công ty CTTC như sau:

Bảng 2.5: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) tại một số công ty CTTC năm 2009 và năm 2010

Đơn vị: % Năm 2009 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2010 Cty CTTC NH Công Thương 7,22 8,32 Ngân hàng Công Thương 9,6 18,5 Cty CTTC NH Sài gòn thương tín 8,7 11,2 Ngân hàng Sài gòn thương tín 13,18 13,78 Cty CTTC NH Á

châu 8,03 10,34 Ngân hàng Á châu 12,41 16,12

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy mặc dù tỷ lệ ROE của các công ty CTTC có tăng lên nhưng vẫn thấp hơn so với các ngân hàng thương mại. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của các công ty CTTC có nhiều bước tiến nhưng vẫn chưa thật sự hiệu quả, khoản lợi nhuận mà các nhà đầu tư thu được khi bỏ vốn vào công ty CTTC chưa cao và đây cũng là lý do giải thích tại sao các công ty CTTC chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư.

d. Địa bàn hoạt động của các công ty cho thuê tài chính còn hạn hẹp

Trong số 13 công ty CTTC đang hoạt động tại Việt Nam có 6 công ty CTTC đặt trụ sở chính ở Hà Nội là công ty CTTC Ngân hàng Công thương, công ty CTTC Ngân hàng Đầu tư và phát triển, công ty CTTC I Ngân hàng Nông nghiệp, công ty CTTC Công nghiệp tàu thủy và công ty

Cty CTTC

NHTM

CTTC ANZ-VTRACT, 7 công ty CTTC còn lại đặt trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Một số các công ty CTTC đã mở rộng hoạt động của mình bằng cách mở các chi nhánh ở các địa phương. Cụ thể:

Bảng 2.6: Địa điểm hoạt động của các chi nhánh thuộc các công ty cho thuê tài chính tính đến ngày 31/12/2010

Công ty CTTC Số lượng

chi nhánh Địa điểm

Cty CTTC I Ngân hàng

Nông nghiệp 2 Hải Phòng, Quảng Ninh

Cty CTTC II Ngân

hàng Nông nghiệp 6

Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Nha Trang Cty CTTC I Ngân hàng

Đầu tư 1 Hải Phòng

Cty CTTC Ngân hàng

Công thương 1 Thành phố Hồ Chí Minh

Cty CTTC Ngân hàng

Sài Gòn thương tín 2 Hà Nội, Hải Phòng

Nguồn: Tổng hợp từ website của các công ty CTTC

Nhìn vào bảng trên ta thấy phạm vi hoạt động của các công ty CTTC còn rất hạn hẹp, chỉ bó gọn ở một số thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và chỉ một số công ty CTTC là có chi nhánh hoạt động. Với một mạng lưới hoạt động chưa được phân bổ đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước thì khả năng cạnh tranh của các công ty CTTC sẽ bị hạn chế hơn so với các loại hình tổ chức tín dụng khác. Hơn thế, mạng lưới hoạt động nhỏ lẻ cũng sẽ làm giảm uy tín của các công ty CTTC đối với khách hàng khi họ có nhu cầu vay vốn. So với mạng lưới rộng khắp của ngân hàng thương mại thì mạng lưới của các công ty CTTC quá mỏng. Do vậy, hoạt động của công ty chưa thể đáp ứng rộng rãi nhu cầu vốn trong xã hội nhất là vốn trung, dài hạn. Có nhiều đối tượng muốn mở rộng hoặc chuyển đổi mô hình sản xuất mà không có điều kiện vay vốn ngân hàng, muốn

được nhận phương thức tài trợ này nhưng lại ở những nơi mà ngành kinh doanh này chưa vươn tới. Điều này ảnh hưởng đến quy mô và mục tiêu hoạt động của công ty.

đ. Tài sản và phương thức cho thuê chưa đa dạng

Về tài sản cho thuê, chủ yếu là các máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải với mức độ công nghệ trung bình được nhập khẩu từ các nước Hàn Quốc, Trung Quốc. Các thiết bị hiện đại và dây chuyền tiên tiến chưa được bên CTTC khai thác nhiều. Giá trị tài trợ cho khách hàng chủ yếu là khoảng vài tỷ đồng. Tài sản cho thuê là bất động sản chưa được phép áp dụng.

Tại công ty CTTC Ngân hàng ACB, tài sản CTTC chủ yếu là thuộc: ngành vận tải đường bộ như xe du lịch, xe tải, xe container…, ngành gỗ như: máy sấy, máy cưa, máy bào, máy khoan…, ngành y tế: các trang thiết bị, dụng cụ y tế… Tài sản CTTC thuộc các ngành như ngành điện, ngành thực phẩm, ngành xây dựng chưa phổ biến. Rõ ràng với một phạm vi hạn hẹp của các tài sản cho thuê thì khó mà đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Về phương thức cho thuê, hầu hết các công ty CTTC chỉ mới áp dụng các phương thức CTTC 2 bên, 3 bên, bán và tái thuê. Phương thức đồng tài trợ chưa thực sự phát triển khiến cho bên đi thuê khi có nhu cầu về vốn lớn lại không được đáp ứng. Chính bởi vậy, hoạt động CTTC chưa thực sự hấp dẫn với các doanh nghiệp nên các công ty CTTC khó mà cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp vốn cho khách hàng.

e. Lãi suất cho thuê cao

Tùy vào mặt bằng lãi suất trên thị trường, hiệu quả của dự án và uy tín của khách hàng mà các công ty CTTC sẽ có mức lãi suất cho thuê ưu đãi, hợp lý. Tuy nhiên lãi suất CTTC thường cao hơn lãi suất vay trung, dài

hạn từ 20% đến 25% là bởi các lý do:

+ Đa số các công ty CTTC đều phải đi vay vốn trung và dài hạn để mua thiết bị, máy móc và động sản cho thuê. Ngoài lãi suất tài trợ bằng hoặc cao hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn của ngân hàng, các công ty CTTC phải thêm vào giá cho thuê nhiều loại chi phí, lệ phí và các khoản thuế khác làm lãi suất CTTC tăng lên.

+ Mặt khác, hầu hết máy móc, thiết bị cho thuê đều nhập khẩu nên phải cộng thêm vào giá cho thuê lệ phí trước bạ, phí đăng kiểm, đăng ký tài sản, công chứng hợp đồng.

+ Việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng: khấu trừ phải chia thành nhiều đợt theo tỷ lệ tương ứng với giá trị thanh toán tiền thuê của mỗi đợt do vậy việc kéo dài thời gian khấu trừ thuế đã làm phát sinh tiền lãi trên số tiền thuế giá trị gia tăng chậm được khấu trừ làm tăng giá CTTC.

+ Các ngân hàng thương mại có nhiều dịch vụ làm đa dạng hóa nguồn thu nhập. Ngân hàng được sử dụng một tỷ lệ vốn huy động tiền gửi ngắn hạn của công chúng với lãi suất thấp vào cho vay trung, dài hạn. Do vậy, các ngân hàng giảm được chi phí huy động vốn trên góc độ tổng thể và giảm được lãi suất cho vay. Trong khi đó, các công ty CTTC chỉ chuyên cung cấp dịch vụ CTTC là động sản và không được huy động vốn ngắn hạn từ dân cư nên đã làm tăng áp lực lên giá CTTC.

Chính bởi lãi suất CTTC cao nên đã kìm hãm sự phát triển của hoạt động CTTC trên thị trường nước ta trong thời gian qua.

2.4.2.2. Nguyên nhân

+ Trình độ quản trị rủi ro của các công ty cho thuê tài chính còn hạn chế

Thực tế hiện nay công tác quản trị rủi ro tại nhiều công ty CTTC còn nhiều yếu kém. Các công ty CTTC chưa có chính sách kinh doanh có tính

định hướng lâu dài phù hợp với xu thế phát triển, thiếu các chiến lược dự báo rủi ro. Trình độ phát triển công nghệ và nắm bắt thông tin của các công ty CTTC chưa tốt. Chất lượng đội ngũ nhân sự chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kinh doanh.

Hơn nữa, trong số 13 công ty CTTC, vốn điều lệ của Công ty CTTC trực thuộc Vietinbank cao nhất với 500 tỉ đồng, thấp nhất của ANZ- VTRACT chỉ có 103 tỉ đồng. Các công ty còn lại dao động từ 200 - 300 tỉ đồng. Đặc thù của công ty CTTC là mua tài sản giá trị cao như: tàu biển, cần cẩu, dây chuyền công nghệ... rồi cho thuê lại trong khi số vốn điều lệ quá ít. Bên cạnh đó, việc chỉ được huy động tiền gửi trung, dài hạn từ 1 năm trở lên khiến các công ty này càng thiếu vốn hơn. Công tác thẩm định khách hàng của nhiều công ty CTTC chưa thật sự chặt chẽ và việc áp dụng các quy trình thẩm định cũng chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Bởi vậy, một số các công ty CTTC dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, tỷ lệ nợ quá hạn cao… dẫn đến thua lỗ trong hoạt động kinh doanh.

Công ty CTTC II ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong năm 2009 đã thua lỗ 3000 tỷ đồng. Kiểm toán nhà nước xác định, công ty đã vi phạm quy định khi huy động tiền gửi ngắn hạn; trả lãi cho khách hàng không đúng thỏa thuận trong hợp đồng; huy động vượt trần lãi suất quy định của Ngân hàng nhà nước (huy động 1.331 tỷ đồng với mức lãi suất trên 17,5%/năm thông qua 26 hợp đồng); vượt hạn mức bảo lãnh của Ngân hàng nhà nước (đến 31/12/2009, công ty huy động từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam số tiền 1.010 tỷ đồng, vượt quá 610 tỷ đồng (gấp 2 lần) so với hạn mức bảo lãnh của Ngân hàng nhà nước); vượt tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn, báo cáo sai sự thật về các tỷ lệ đảm bảo an toàn... Hoạt động cho thuê tài chính của công ty cũng có sai phạm. Cụ thể, Hội đồng quản trị đã ban hành văn bản hướng dẫn có nội dung không đầy đủ, trái với quy định

của nhà nước; thực hiện thẩm định hồ sơ trước khi cho thuê còn rất nhiều vi phạm. Nhiều khách hàng thuê có tình hình tài chính rất khó khăn, không trả được nợ gốc và lãi hoặc có nợ xấu ở các tổ chức tín dụng khác nhưng công ty vẫn tiếp tục mua và cho thuê tài sản. Ở mảng đầu tư tài sản và cho thuê tài chính, Công ty chưa coi trọng khâu thẩm định dự án cho thuê, dự toán đầu tư tài sản cho thuê (chấp thuận đầu tư một số công ty mới thành lập, vốn điều lệ thấp, nhưng đã đầu tư vốn gấp từ 10 đến 30 lần vốn điều lệ của khách hàng cho thuê).16

+ Quy mô vốn điều lệ công ty cho thuê tài chính hiện khá khiêm tốn

Trong tổng số 13 công ty CTTC, vốn điều lệ đều ở mức từ trên 100 tỷ đồng đến 500 tỷ đồng. Vốn điều lệ trung bình của các công ty CTTC là 150 tỷ đồng. Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP đến hết ngày 31/12/2011 vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại phải đạt trên 3.000 tỷ đồng. Dưới đây là bảng so sánh vốn điều lệ của một số công ty CTTC với một số ngân hàng thương mại.

Bảng 2.7: So sánh vốn điều lệ của các công ty cho thuê tài chính với các ngân hàng thương mại tính đến ngày 31/12/2010

Đơn vị: tỷ đồng Stt Công ty CTTC Vốn điều lệ Ngân hàng Vốn điều lệ

1 Công ty CTTC I Ngân hàng Nông nghiệp 200 Ngân hàng Nông nghiệp 13.400 2 Công ty CTTC II Ngân hàng Nông nghiệp 350 3 Công ty CTTC Ngân hàng Công thương 300 Ngân hàng Công thương 15172

4 Công ty CTTC Ngân 300 Ngân hàng 13223

16 Website Báo Vnexpress, http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2011/04/cuu-tong-giam-doc-cong-ty-cho- thue-tai-chinh-ii-bi-bat/.

hàng Ngoại thương Ngoại thương 5 Công ty CTTC I Ngân

hàng Đầu tư và phát triển 200

Ngân hàng Đầu tư và

14374

6 Công ty CTTC II Ngân

hàng Đầu tư và phát triển 150 7 Công ty CTTC Ngân hàng Sài gòn thương tín 200 Ngân hàng Sài gòn thương tín 6700 8 Công ty CTTC Ngân hàng Á châu 100 Ngân hàng Á châu 7814

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Rõ ràng là các công ty cho thuê tài chính có phần lép vế hơn nhiều so với các ngân hàng thương mại trong cuộc chạy đua về vốn điều lệ. Bản thân các công ty CTTC khi triển khai các dịch vụ gặp không ít khó khăn trong việc huy động vốn. Theo Khoản 2, Điều 31 Nghị định 16/2001/NĐ- CP và sửa đổi tại Điều 2 Nghị định 65/2005/NĐ-CP, tổng dư nợ cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá 30% vốn tự có của công ty.

Vốn ít, khách hàng không mặn mà, dễ hiểu vì sao nhiều công ty hoạt động không hiệu quả.17

+ Nguồn vốn huy động của các công ty cho thuê tài chính còn hạn hẹp

Theo quy định tại khoản 1, điều 16, Nghị định 16/2001/NĐ-CP các công ty CTTC được phép huy động vốn từ các nguồn sau:

- Được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước;

- Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá khác có kỳ hạn từ một năm trở lên để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam hiện nay (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w