QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam hiện nay (Trang 37)

N GHIỆP VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍH DIỄ RA THEO MỘT QUY TRÌH HẤT ĐỊH BAO GỒM CÁC BƯỚC: XÉT

2.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Namchính tại Việt Nam chính tại Việt Nam

Trước thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các hoạt động kinh tế trong xã hội bị đình trệ. Các doanh nghiệp trên thị trường hầu như không có sự cạnh tranh, không chú ý đến việc cải tiến máy móc công nghệ, Bới vậy, trang thiết bị, máy móc lạc hậu so với trình độ phát triển của thế giới. Năm 1986, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra đường lối đổi mới nhằm mục đích cải thiện bộ mặt của nền kinh tế trong nước. Đây được coi là mốc đánh dấu sự việc chuyển sang cơ chế thị trường của nền kinh tế nước ta. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các đơn vị sản xuất kinh doanh phải có sự thay đổi các loại máy móc thiết bị đã cũ kỹ, già nua bằng các loại máy móc thiết bị tiên tiến để nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến công nghệ. Trên thực tế, khả năng tích lũy vốn của nền kinh tế là rất thấp do vậy việc nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật cho các doanh nghiệp trong tình trạng thiếu vốn dường như là không thể. Thế nhưng tất cả những điều kiện này đã mở ra một môi trường thuận lợi cho hoạt động cho thuê tài chính ra đời và phát triển tại Việt Nam. Bước đánh dấu đầu tiên là quyết định số 149/QĐ-NH5 ngày 27/5/1995 về thể lệ tín dụng thuê mua, cho phép các định chế tài chính tổ chức kinh doanh loại hình tín dụng này. Tiếp theo đó là nghị định số 64/CP quy định tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty CTTC tại Việt Nam. Đến thời điểm này hoạt động CTTC tại Việt Nam đã có những bước tiến triển.

- Năm 1996, công ty CTTC đầu tiên đã ra đời là công ty CTTC quốc tế (VILC). Đây là công ty CTTC liên doanh giữa Ngân hàng Công thương Việt Nam và 4 đối tác nước ngoài.

- Năm 1998, 5 công ty CTTC trực thuộc các ngân hàng thương mại ra đời, đó là: Công ty CTTC Ngân hàng Công thương Việt Nam, công ty CTTC Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, công ty CTTC Ngân hàng Đầu tư và phát triển và hai công ty CTTC thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Năm 2000, thị trường CTTC tại Việt Nam đã có thêm 2 công ty CTTC nữa xuất hiện. Đây là 2 công ty CTTC 100% vốn nước ngoài, công ty CTTC Kexim, 100% vốn của Hàn Quốc và công ty CTTC ANZ- VTRAC, 100% vốn của Ngân hàng ANZ (Úc) và tập đoàn V-TRAC (Mỹ). Sự ra đời của 2 công ty CTTC này đã khẳng định được sức hút của thị trường CTTC tại Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài.

- Năm 2005, công ty CTTC II thuộc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam được thành lập.

- Năm 2006, công ty CTTC thuộc Ngân hàng Sài Gòn Thương tín và công ty CTTC Quốc tế Chailease đã được cấp giấy phép thành lập. Nâng tổng số công ty CTTC có mặt tại Việt Nam lúc đó lên 11 công ty.

- Năm 2007, công ty CTTC thuộc Ngân hàng Á Châu ra đời.

- Năm 2008, công ty CTTC Công nghiệp tàu thủy chính thức được thành lập.

Tính đến thời điểm hiện nay, trên thị trường Việt Nam có 13 công ty CTTC được cấp phép hoạt động, trong đó 8 công ty trực thuộc các Ngân hàng thương mại có vốn điều lệ do các Ngân hàng mẹ cấp, 1 công ty liên doanh, 1 công ty trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam và 3 công ty có vốn đầu tư 100% nước ngoài.3

Theo thống kê mới đây, số lượng doanh nghiệp trong những năm qua đã tăng lên nhanh chóng, theo thống kê nước ta đến hết năm 2010, số doanh nghiệp của Việt Nam vào khoảng 500.000 doanh nghiệp. Đa số doanh nghiệp của chúng ta yếu ở 6 khâu cơ bản để gia nhập thị trường, cụ thể: vốn, máy móc - công nghệ, nguyên vật liệu, nhân lực, quản lý và tiếp 3Website Ngân hàng Nhà nước, http://www.sbv.gov.vn/vn/home/htCtyCthueTchinh.jsp.

cận thị trường (marketing).4 Với số lượng dồi dào các doanh nghiệp thì đây là một điều kiện tốt thúc đẩy thị trường CTTC tại nước ta phát triển.

Kể từ khi ra đời cho đến nay, các công ty CTTC hoạt động tại nước ta đã phát triển nhanh chóng cả về quy mô và mạng lưới hoạt động. Các công ty đều đảm bảo làm ăn có lãi, nộp đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước và hỗ trợ một cách tích cực trong việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một trong số những số đó ta phải kể đến công ty CTTC thuộc Ngân hàng Sacombank. Ngày 19 tháng 12 năm 2010 Công ty TNHH MTV Cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBL) vinh dự nhận giải thưởng Thương mại Dịch vụ Việt Nam – Vietnam Top Trade Services Awards 2010 do Bộ Công Thương và Báo Công thương phối hợp tổ chức.5 Sacombank-SBL là doanh nghiệp duy nhất hoạt động trong lĩnh vực cho thuê tài chính nằm trong Top 100 Doanh nghiệp thương mại dịch vụ tiêu biểu vinh dự nhận giải thưởng lần này khi đáp ứng được những tiêu chí khắt khe như: kinh doanh hiệu quả cao, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng liên tục trong 2 năm 2009 và 2010, có chiến lược phát triển rõ ràng, sản phẩm dịch vụ đạt chất lượng cao, giá cả hợp lý, có uy tín với khách hàng, tích cực tham gia các hoạt động xã hội.

Ngoài các trụ sở chính ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, một số các công ty CTTC đã mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch tại các tỉnh và thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương… Trong những năm qua, các công ty CTTC đã dần khẳng định được vị trí của mình trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và cải tiến kỹ thuật.

2.2. Các nhân tố tác động đến hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam

Hoạt động CTTC tại Việt Nam chịu sự tác động của nhiều nhân tố

4 Website Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội, http://203.162.71.196/ubtcns/default.aspx? tabid=362&ID=661&CateID=222.

5 Website công ty CTTC Sài Gòn thương tín, http://www.sacombankleasing.com/index.php? module=news&action=event&menu_id=2&id=38.

như môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, cơ chế hoạt động của các bên tham gia… Tuy nhiên khóa luận xin tập trung vào phân tích vào 3 yếu tố quan trọng là cơ sở pháp lý, lãi suất và sự phát triển của Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam.

2.2.1. Cơ sở pháp lý

Kể từ khi ra đời cho đến nay, hoạt động CTTC tại nước ta chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật dưới đây:

• Quyết định số 149/QĐ-NH5 ngày 27/5/1995 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thể lệ tín dụng thuê mua.

• Nghị định số 64/CP quy định tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty CTTC tại Việt Nam.

• Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ thay thế nghị định số 64/CP quy định về tổ chức và hoạt động của công ty CTTC.

+ Thông tư số 08/2001/TT-NHNN ngày 6/8/2001 của Ngân hàng Nhà nước, hướng dẫn thực hiện nghị định số 16/2001/NĐ-CP.

+ Thông tư số 07/2004/TT-NHNN ngày 1/11/2004 của Ngân hàng Nhà nước, sửa đổi điểm 17.2 của thông tư 08/2001/TT-NHNN.

• Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ, bổ sung sửa đổi một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP.

+ Thông tư số 06/2005/TT-NHNN ngày 12/10/2005 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định số 16/2001/NĐ-CP và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP, thay thế Thông tư số 08/2001/TT-NHNN và Thông tư số 07/2004/TT-NHNN.

+ Thông tư số 05/2006/TT-NHNN ngày 25/07/2006 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung về hoạt động CTTC và dịch vụ Ủy thác CTTC6 theo quy định tại Nghị định 16/2001/NĐ-CP và Nghị định 65/2005/NĐ-CP.

+ Thông tư số 08/2006/TT-NHNN ngày 12/10/2006 của Ngân hàng 6 Dịch vụ Ủy thác CTTC là việc công ty CTTC thực hiện CTTC theo ủy thác của bên ủy thác. Trong đó, bên ủy thác có thể là công ty CTTC hoặc tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài; còn bên nhận ủy thác bắt buộc phải là công ty CTTC được thành lập theo pháp luật Việt Nam.

Nhà nước hướng dẫn hoạt động cho thuê tài chính hợp vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thông tư 02/2007/TT-NHNN ngày 21/5/2007 của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi khoản 5 Thông tư số 07/2006/TT-NHNN ngày 07/9/2006 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về hoạt động mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính quy định tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ.

+ Thông tiên tịch 08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP ngày 10/12/2007 của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an và Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn thu hồi và xử lý tài sản cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính.

 Nghị định số 95/2008/NĐ-CP ngày 25/8/2008 sủa đổi bổ sung Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.

So với Nghị định 64/CP ban hành quy chế tạm thời về hoạt động CTTC đã tồn tại suốt gần 6 năm, điểm nổi bật nhất của Nghị định 16/CP và các Nghị định sửa đổi, bổ sung 65/CP, 95/CP đó là:

+ Công ty CTTC được thực hiện hình thức mua và cho thuê lại, điều này giúp CTTC sôi động hơn về cả chủng loại và số lượng. Hơn nữa, doanh nghiệp có thể tái cấu trúc vốn của mình, giảm được khó khăn về vốn lưu động.

+ Đối tượng cho thuê được mở rộng hơn: doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh.

+ Ngoài việc phát hành trái phiếu, vay vốn từ các tổ chức tín dụng, công ty CTTC còn được huy động tiền gửi trên một năm để bổ sung vốn kinh doanh.

Ngoài ra hoạt động của các CTTC tại Việt Nam còn chịu sự điều chỉnh của:

+ Các luật về thuế như luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế xuất nhập khẩu, luật thuế thu nhập doanh nghiệp…

+ Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

 Hệ thống chuẩn mực kế toán liên quan như:

+ Thông tư 03/1997/TT-NH2 ngày 14/07/1997 của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ CTTC.

+ Thông tư 107/1999/TT-BTC ngày 01/09/1999 của Bộ Tài chính về hướng dẫn kế toán thuế GTGT với hoạt động đi thuê tài chính.

 Ngoài ra, hoạt động CTTC còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật sau:

+ Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010.

+ Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của tổ chức tín dụng. Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 bổ sung, sửa đổi một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN.

+ Bộ luật Dân sự năm 2005 số 33/2005/QH11 trong trường hợp xẩy ra tranh chấp về tài sản thuê.

2.2.2. Lãi suất

Lãi suất là một nhân tố vô cùng quan trọng tác động đến thị trường CTTC. Nếu lãi suất thị trường liên tục biến động sẽ làm cho các công ty CTTC gặp phải khó khăn trong việc xác định mức giá CTTC phù hợp hay như gặp phải rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Do các công ty CTTC phần lớn phải đi vay trung và dài hạn để mua máy móc, thiết bị và động sản cho thuê nên mức giá CTTC phụ thuộc vào mức lãi suất mà các công ty CTTC huy động. Cụ thể, tình hình biến động của lãi suất trên thị trường năm 2010 như sau:

Từ đầu năm 2010, khi không còn chính sách hỗ trợ lãi suất 4% như trong năm 2009, lãi suất cho vay bằng VND liên tục tăng cao lên mức 16% - 18%/năm, cá biệt có những trường hợp lên tới 18 - 20%/năm.

Trong quý II, mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến khoảng 13 - 14%/năm. Tuy nhiên, cuộc đua tăng lãi suất huy động VND đã quay lại trong tháng 5/2010 với lãi suất huy động phổ biến ở mức xấp xỉ 12%/năm kèm theo nhiều hình thức khuyến khích người gửi tiền.

Từ đầu tháng 7 lãi suất cho vay từ 12,5% - 15%/năm tùy theo các đối tượng doanh nghiệp và chính sách ưu đãi cụ thể.

Kể từ đầu tháng 11/2010 đồng thời lãi suất cho vay VND cũng “leo thang” từ 13-14%/năm lên tới 19 - 21%/năm tùy từng loại khoản vay. Cuối năm 2010, lãi suất huy động và cho vay VND của các NHTM đã giảm dần với lãi suất huy động VND không vượt quá 14%/ năm, lãi suất cho vay bình quân 15,27%/năm.7

Do bởi lãi suất trên thị trường liên tục biến đổi và tăng cao, lãi suất cho thuê tài chính có thời điểm vượt xa mức 20%/năm. Lãi suất tăng cao làm cản trở việc các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay vốn được tiếp cận với loại hình CTTC.

2.2.3. Sự phát triển của Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam (VILEA)

Hiệp hội CTTC Việt Nam được thành lập theo quyết định số 1004/QĐ-BNV ngày 10/7/2006 của Bộ nội vụ. Theo đó:

- Hiệp hội là tổ chức xã hội nghề nghiệp của các công ty CTTC, được thành lập tự nguyện, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật, nhằm tập hợp liên kết các hội viên và hỗ trợ nhau có hiệu quả trong hoạt động CTTC.

- Hiệp hội là cầu nối của các công ty CTTC, giúp các công ty CTTC trao đổi những vấn đề khúc mắc, học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau, giúp thị trường CTTC hoạt động có quy mô và hiệu quả hơn.

- Hiệp hội là đơn vị đại diện, bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên, cầu nối giữa hội viên và cơ quan quản lý Nhà nước nhằm ổn định và phát 7 Website Ngân hàng Nhà nước, Biến động lãi suất và tín dụng ngân hàng năm 2010,

http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gDFxNLczdTEwODMG9jA0__QHM_Y_dAAwNnM_ 2CbEdFAAJ9Ps8!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT.

triển lành mạnh, hiệu quả, an toàn ngành cho thuê tài chính tại Việt Nam. Do vậy, sự phát triển của Hiệp hội CTTC Việt Nam là một phần phản ánh sự phát triển của thị trường CTTC nước ta.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam hiện nay (Trang 37)