Chủ thể cho thuê tài chính tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam hiện nay (Trang 44)

N GHIỆP VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍH DIỄ RA THEO MỘT QUY TRÌH HẤT ĐỊH BAO GỒM CÁC BƯỚC: XÉT

2.3.1.1.Chủ thể cho thuê tài chính tại Việt Nam

Khoản 1, Điều 7, Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ định nghĩa bên cho thuê trong giao dịch CTTC như sau: “Bên cho thuê là

công ty CTTC được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam”.

Do vậy, các chủ thể cung cấp dịch vụ CTTC tại Việt Nam hiện nay tồn tại dưới hình thức các công ty CTTC. Tính đến thời điểm tháng 12/2010 trên thị trường Việt Nam có 13 công ty CTTC, trong đó 8 công ty trực thuộc các Ngân hàng thương mại có vốn điều lệ do các Ngân hàng mẹ cấp, 1 công ty liên doanh, 1 công ty trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam và 3 công ty có vốn đầu tư 100% nước ngoài. Vốn điều lệ của các công ty CTTC trong khoảng từ trên 100 tỷ đồng đến 500 tỷ đồng.

Bảng 2.1: Danh sách các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam tính đến ngày 31/12/2010

Stt Tên công ty Ngày cấp giấy

phép thành lập Vốn điều lệ

1 Công ty CTTC NH Đầu tư và

phát triển Việt Nam 27/10/1998 200 tỷ đồng 2 Công ty CTTC II NH Đầu tư

và phát triển Việt Nam 17/12/2004 150 tỷ đồng 3

Công ty TNHH 1 thành viên CTTC NH Ngoại thương Việt

Nam

25/5/1998 300 tỷ đồng 4 Công ty CTTC TNHH 1 thành 20/3/1998 500 tỷ đồng

viên NHTMCP Công thương Việt Nam

5 Công ty CTTC I NH Nông

nghiệp và phát triển nông thôn 27/8/1998 200 tỷ đồng 6 Công ty CTTC II NH Nông

nghiệp và phát triển nông thôn 27/8/1998 350 tỷ đồng 7 Công ty CTTC ANZ-V/TRAC

(100% vốn nước ngoài) 19/11/1999 103 tỷ đồng 8

Công ty TNHH CTTC Quốc tế Việt Nam (100% vốn nước

ngoài) Năm 1996. Cấp lại ngày 24/4/1998 150 tỷ đồng 9 Công ty CTTC Kexim (100%

vốn nước ngoài) 20/11/1996 13 triệu USD 10 Công ty TNHH 1 thành viên CTTC NH Sài gòn Thương tín 12/4/2006 300 tỷ đồng 11 Công ty TNHH CTTC Quốc tế Chailease (100% vốn nước ngoài) 9/10/2006 10 triệu USD 12 Công ty TNHH CTTC NH Á Châu 22/5/2007 200 tỷ đồng 13 Công ty TNHH 1 thành viên

CTTC Công nghiệp Tàu thủy 19/3/2008 200 tỷ đồng

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

2.3.1.2. Chủ thể thuê tài chính tại Việt Nam

Theo Thông tư 06/2005/TT-NHNN ngày 12/10/2005 của Ngân hàng Nhà nước, “Bên thuê là tổ chức hoạt động tại Việt Nam, làm việc tại Việt

Nam có nhu cầu thuê tài sản là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và các động sản khác để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống ở trong nước. Bao gồm: cá nhân, hộ gia đình; doanh nghiệp; và các tổ chức khác thuộc đối tượng được vay vốn của các tổ chức tín dụng.”

Do vậy, các chủ thể có nhu cầu thuê tài chính là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và các cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế các chủ thể đi thuê chiếm đại

đa số vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu vốn để đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ cấu chủ thể thuê tài chính theo thành phần kinh tế được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu chủ thể thuê tài chính tại Việt Nam theo thành phần kinh tế năm 2008, 2009 và 2010

Đơn vị: tỷ đồng Thành phần

kinh tế

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dư nợ trọngTỷ Dư nợ trọngTỷ Dư nợ trọngTỷ

DN Nhà nước 2148 11,26% 1954 9,70% 1742 6,17%

Cty cổ phần và

TNHH 10179 53,36% 11056 54,87% 16013 56,72%

Cty tư nhân 5763 30,21% 5946 29,51% 8582 30,40% HTX, Hộ gia

đình, Cá nhân 986 5,17% 1193 5,92% 1894 6,71%

Tổng 19076 100% 20149 100% 28231 100%

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng đối tượng sử dụng dịch vụ CTTC chiếm tỷ trọng lớn là các công ty cổ phần và công ty TNHH, ở mức lớn hơn 50% và tỷ trọng ngày càng gia tăng. Tỷ trọng các doanh nghiệp Nhà nước tham gia vào hoạt động CTTC ở mức thấp và có xu hướng giảm từ 11,26% năm 2008, 9,70% năm 2009 xuống 6,17% năm 2010. Điều này được lý giải bởi chính sách cổ phần hóa các doanh nghiệp nên số lượng các doanh nghiệp Nhà nước giảm một cách đáng kể và số lượng các công ty cổ phần tăng lên không ngừng. Dịch vụ CTTC đã ngày càng được mở rộng hơn tới đối tượng là hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ của nhóm khách hàng này vẫn còn rất khiêm tốn.

Với số lượng các doanh nghiệp tại nước ta tăng lên nhanh chóng như hiện nay và hơn 90% số lượng các doanh nghiệp thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ

thì đây là một thị trường đầy tiềm năng để hoạt động CTTC được phát triển.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam hiện nay (Trang 44)