Phương thức cho thuê tài chính

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam hiện nay (Trang 47)

N GHIỆP VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍH DIỄ RA THEO MỘT QUY TRÌH HẤT ĐỊH BAO GỒM CÁC BƯỚC: XÉT

2.3.3.Phương thức cho thuê tài chính

Theo Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 về cơ cấu và tổ chức hoạt động của các công ty CTTC, các nghiệp vụ CTTC được phép tiến hành trên thị trường Việt Nam bao gồm:

- Cho thuê tài chính hai bên: phương thức này thường được bên cho thuê áp dụng khi có sẵn tài sản cho bên cho thuê.

- Cho thuê tài chính ba bên: công ty CTTC cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên đi thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận.

Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại 8 Website Tạp chí kế toán, http://www.tapchiketoan.com/ngan-hang-tai-chinh/ngan-hang-thuong-

thời điểm ký hợp đồng.

- Đồng tài trợ cho thuê tài chính: là hoạt động cho thuê tài chính của một nhóm công ty cho thuê tài chính (từ 2 công ty cho thuê tài chính trở lên) đối với bên thuê, do một công ty cho thuê tài chính làm đầu mối. Theo Thông tư số 08/2006/TT-NHNN ngày 12/10/2006 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn hoạt động cho thuê tài chính hợp vốn của các công ty cho thuê tài chính theo quy định tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày19/5/2005 của Chính phủ thì những trường hợp áp dụng cho thuê hợp vốn là:

 Nhu cầu thuê tài chính của bên thuê vượt giới hạn cho thuê tài chính của một công ty cho thuê tài chính (30% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính đối với một khách hàng và 50% vốn tự có đối với một nhóm khách hàng có liên quan, quy định tại điều 9, Thông tư số 13/2010/TT- NHNN, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2010).

 Khả năng tài chính, nguồn vốn và tài sản của một công ty cho thuê tài chính không đáp ứng được nhu cầu cho thuê tài chính.

 Nhu cầu phân tán rủi ro của công ty cho thuê tài chính.

 Bên thuê có nhu cầu thuê tài chính từ nhiều công ty cho thuê tài chính. - Mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính (bán và tái thuê): là việc các công ty CTTC mua tài sản thuộc sở hữu của bên thuê và cho bên thuê thuê lại chính tài sản đó theo hình thức cho thuê tài chính để bên thuê tiếp tục sử dụng phục vụ cho hoạt động của mình. Trong giao dịch mua và cho thuê lại, bên thuê đồng thời là bên cung ứng tài sản cho thuê.

Đây chính là hình thức tài trợ vốn lưu động khi doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định là các máy móc, thiết bị có giá trị lớn. Khi đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành bán máy móc, thiết bị cho các công ty CTTC với giá trị do chính các công ty CTTC thẩm định. Đồng thời, các công ty CTTC cho doanh nghiệp thuê lại chính máy móc, thiết bị đó để doanh nghiệp có thể tiếp tục sử dụng. Việc chuyển quyền sở hữu tài sản từ doanh nghiệp sang công ty CTTC được thực hiện phù hợp với quy định của pháp

luật. Việc đăng ký sở hữu tài sản cho thuê thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ Quy định về việc bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ- CP ngày 02/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.

Giao dịch mua và cho thuê lại phải thực hiện thông qua hợp đồng mua tài sản và hợp đồng cho thuê tài chính giữa công ty CTTC và bên đi thuê. Hợp đồng mua tài sản có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng cho thuê tài chính có hiệu lực.

Tuy nhiên, trên thị trường CTTC ở Việt Nam hiện nay chỉ có 3 hình thức là CTTC hai bên, CTTC ba bên và bán và tái thuê phổ biến. Hình thức đồng tài trợ lại chưa thực sự phát triển là bởi các công ty CTTC thường có tâm lý không muốn ký kết những hợp đồng cho thuê vượt quá khả năng tài chính của mình hay vượt quá mức cho phép của pháp luật. Họ e ngại các thủ tục pháp lý có liên quan đến việc đồng tài trợ hay như việc bị mất khách hàng vào tay đối tác đồng tài trợ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam hiện nay (Trang 47)