N GHIỆP VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍH DIỄ RA THEO MỘT QUY TRÌH HẤT ĐỊH BAO GỒM CÁC BƯỚC: XÉT
3.1.1. Sự cần thiết phát triển hoạt động cho thuê tài chính
Trong thời gian tới, việc phát triển hoạt động CTTC tại nước ta là rất cần thiết bởi các lý do sau:
Thứ nhất, cho thuê tài chính đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ trong quá
trình hội nhập quốc tế.
Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy, trình độ công nghệ và trang thiết bị của Việt Nam lạc hậu từ hai đến ba thế hệ so với các nước công nghiệp phát triển, tỷ lệ trang thiết bị kỹ thuật cũ, công nghệ lạc hậu và trung bình chiếm 60% – 70%, kể cả công nghệ nhập khẩu.21 Theo một cuộc khảo sát năm 2009 của Báo kinh tế Sài Gòn, tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ 1% số doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất là đạt trình độ tiên tiến.22 Cùng với sự tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Một trong những số đó là sự cạnh tranh gay gắt khi hàng hóa nước ngoài xâm nhập vào thị trường trong nước với chất lượng cao và giá thành tương đối thấp. Bởi vậy, nhu cầu đổi mới máy móc thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất với các doanh nghiệp trong nước
21 Website Báo Sài Gòn tiếp thị, http://www.sgtt.com.vn/Goc-nhin/135067/CPI-2010-vuot-1-con-so-va- xu-huong-2011.html.
là vô cùng cao. Với thị trường Việt Nam hơn 90% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì CTTC thực sự sẽ là một kênh dẫn vốn hiệu quả của nền kinh tế. Chính vì vậy ta cũng có thể thấy trước một thị trường CTTC với nhiều sôi động trong thời gian tới.
Thứ hai, cho thuê tài chính đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế và
các bên tham gia.
Sự phát triển của hoạt động CTTC làm đa dạng hóa thị trường vốn, tạo sự chuyển đổi về cơ cấu tín dụng, đồng thời giảm gánh nặng về vốn trung và dài hạn cho hệ thống ngân hàng thương mại. Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế đang dần vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và bắt đầu lấy lại tăng trưởng thì CTTC là một kênh dẫn vốn vô cùng quan trọng để kích thích hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh làm gia tăng giá trị cho xã hội. Hơn nữa, CTTC đem lại nhiều lợi ích cho người đi thuê như làm gia tăng năng lực sản xuất trong điều kiện nguồn vốn bị hạn hẹp, không bị đọng vốn trong tài sản cố định…; CTTC giúp người cho thuê linh hoạt trong hoạt động kinh doanh, phát triển các mối quan hệ trong kinh doanh và là một hình thức tài trợ có mức độ an toàn cao.
Thứ ba, phát triển hoạt động cho thuê tài chính phù hợp với xu
hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước.
Theo định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước đến năm 2020, mục tiêu cơ bản vẫn là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ so với các nước tiên tiến trong khu vực, đi thẳng vào công nghệ hiện đại với các ngành mũi nhọn, lựa chọn công nghệ thích hợp, không gây ô nhiễm và khai thác được lợi thế về lao động. Với những lợi thế của nó, dịch vụ CTTC trong những năm tới có khả năng phát triển mạnh mẽ. Nhờ vào môi trường thuận lợi, nhu cầu đầu tư lớn vào trang thiết bị của các doanh nghiệp nên nhu cầu cho dịch vụ CTTC ngày càng gia tăng. Điều quan trọng hiện nay là phải quảng bá mạnh mẽ về hoạt
động CTTC để những người có nhu cầu về vốn có thể biết đến và sử dụng loại hình dịch vụ này. CTTC sẽ tập trung phát triển vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng tài sản cho thuê ra bất động sản và tài sản vô hình như phần mềm máy tính, nếu như được luật pháp cho phép. Thêm vào đó, sự hoàn thiện của môi trường pháp lý là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của hoạt động CTTC. Với sự phát triển bùng nổ của các doanh nghiệp, công cuộc cổ phần hóa đang đi vào cao trào, mức độ cạnh tranh trong nền kinh tế càng cao thì nhu cầu về vốn để đổi mới công nghệ là không thể thiếu.
Như vậy, phát triển hoạt động CTTC là một yêu cầu tất yếu bởi nó đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, đem lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia và phù hợp với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước.
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động cho thuê tài chính
Để đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước cũng như mục tiêu chiến lược của hệ thống tài chính nói riêng thì ngành cho thuê tài chính phải ngày càng được củng cố và phát triển,23 cụ thể là:
+ Trong những năm tới phát triển hoạt động CTTC thành một loại hình tài trợ lớn của nền kinh tế để thay thế dần cho việc vay ứng trước mua sắm máy móc thiết bị, nhằm thực hiện thành công thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế theo chủ trương “đi tắt”, “đón đầu” các ngành công nghệ hiện đại của thế giới, chống lại sự tụt hậu về công nghệ một cách có hiệu quả.
+ Hoạt động của nghiệp vụ CTTC cần được mở rộng ra đến các đối tượng có triển vọng phát triển mạnh mẽ nhưng thiếu công nghệ hiện đại như ngành nuôi trồng thủy sản, ngành chế biến nông hải thủy sản, đánh bắt xa bờ, sản xuất vật liệu mới trong xây dựng, chế tạo thiết bị,…
23 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Chiến lược phát triển ngành ngân hàng từ năm 2010 đến năm
+ Phấn đấu đến năm 2020 mạng lưới hoạt động CTTC sẽ được phủ kín trên mọi vùng lãnh thổ của nền kinh tế, và có khả năng tài trợ cho tất cả mọi doanh nghiệp có nhu cầu trang thiết bị máy móc theo hình thức CTTC.
+ Phát triển thị trường CTTC phải đảm bảo từng bước tự do hóa có trật tự, các hoạt động trên thị trường CTTC đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thế tham gia thị trường, đảm bảo tính đồng bộ thống nhất, minh bạch ổn định và phù hợp với thông lệ quốc tế.
+ Phát triển thị trường CTTC phải đảm bảo đa dạng hóa các sản phẩm tài chính, các hình thức đầu tư, khuyến khích các công ty CTTC và các định chế tài chính trung gian phát triển các dịch vụ tài chính mới, cung cấp các dịch vụ trọn gói và nâng cao chất lượng dịch vụ. Phát triển cả số lượng và chất lượng hoạt động của các trung gian tài chính theo nhiều hình thức hoạt động kinh doanh, tăng mức vốn pháp định và điều lệ, củng cố và nâng cao năng lực kinh doanh và sức cạnh tranh của các chủ thể.
+ Phát triển dịch vụ CTTC phải đảm bảo sự vận hành an toàn lành mạnh và có hiệu quả, từng bước mở cửa thị trường đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, cho phép các đối tác nước ngoài tham gia vào thị trường CTTC với mức độ hợp lý; khai thác tối đa các tác động tích cực và hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của quá trình hội nhập, tạo điều kiện để thị trường CTTC vừa là một kênh nhận vốn đầu tư nước ngoài, vừa là một kênh chuyển giao công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa thời kỳ hội nhập WTO.
3.2. Giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam trong thời gian tới
Để thúc đẩy sự phát triển của thị trường CTTC tại Việt Nam sao cho phù hợp với định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước thì việc đề ra các giải pháp với cơ quan quản lý Nhà nước, với bên cho thuê và bên thuê là vô cùng quan trọng. Việc phát triển hoạt động CTTC không chỉ đòi hỏi nỗ lực từ phía Nhà nước mà còn phải có sự đóng góp của các thành phần tham gia.
3.2.1.1. Hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính
Từ kinh nghiệm của một số nước trong việc phát triển hoạt động CTTC, có thể thấy rằng khung pháp lý là một trong những điều kiện tiên quyết thúc đẩy hoạt động này phát triển. Bởi vậy, việc xây dựng một môi trường pháp lý hoàn chỉnh là vô cùng cần thiết.
Trong thời gian qua môi trường pháp lý cho hoạt động CTTC đã được điều chỉnh nhiều để theo kịp với sự phát triển của thị trường CTTC. Tuy nhiên, do hệ thống pháp lý của nước ta đang trong tiến trình hoàn thiện để phù hợp với thông lệ quốc tế, môi trường kinh tế liên tục thay đổi nên hệ thống pháp lý vẫn còn nhiều bất cập. Thêm vào đó, hoạt động CTTC liên quan đến nhiều lĩnh vực như xuất nhập khẩu, thuế, ngân hàng… nên khi các luật điều chỉnh ra đời không tránh khỏi sự thiếu sót, không đồng nhất. Trước mắt, Chính phủ cần giải quyết các vấn đề sau:
+ Mở rộng tài sản cho thuê: Hiện nay nhu cầu thuê bất động sản như
nhà ở, văn phòng, nhà xưởng… khá lớn nhưng quy định của pháp luật nước ta vẫn chưa cho phép. Theo khoản 3, điều 7, Nghị định 16/2001/NĐ-CP, hàng hóa trong hoạt động CTTC là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và các động sản khác. Như vậy, hàng hóa chỉ giới hạn ở các loại động sản. Trên thế giới, CTTC phát triển mạnh là nhờ vào cho thuê bất động sản. Do vậy quy định như vậy là không phù hợp với thông lệ quốc tế. Chúng ta đang tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới, do vậy Chính phủ và NHNN nên mở rộng tài sản thuê là bất động sản để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn trung, dài hạn của, các ngành công nghệ cao, công nghiệp mũi nhọn mới ra đời, cũng như loại hình kinh tế trang trại đang rất cần được thuê lâu dài các bất động sản. .Nếu như bất động sản trở thành một loại hình tài sản cho thuê thì nó sẽ góp phần giải tỏa sức ép vốn cho các doanh nghiệp để họ sớm đi vào sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, đối tượng thuê còn có thể là các tài sản vô hình như phần mềm, bằng phát minh sáng chế..., những loại tài sản dễ dàng tham gia
vào thị trường CTTC do sự bùng nổ công nghệ thông tin. Vì vậy, cơ quan Nhà nước nên xem xét việc đưa bất động sản, các tài sản vô hình vào hoạt động CTTC để tăng khả năng cạnh tranh của các công ty CTTC so với các ngân hàng thương mại.
+ Quy định rõ ràng hơn về nghĩa vụ trích khấu hao tài sản CTTC:
Chính phủ nên có văn bản pháp luật giải thích rõ hơn về nghĩa vụ trích khấu hao tài sản CTTC của bên đi thuê và đồng thời xem xét lại sự khác nhau trong định nghĩa về hoạt động CTTC tại Nghị định số 65/2005/TT-CP và Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ tài chính ban hành Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định cho thuê tài chính.
+ Gỡ bỏ rào cản việc ngân hàng thương mại không được trực tiếp thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng cho thuê tài chính: Chính phủ cần xem
xét lại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP về việc không cho phép các ngân hàng thương mại được trực tiếp tiến hành nghiệp vụ CTTC. Khi các ngân hàng thương mại được trực tiếp thực hiện nghiệp vụ CTTC, năng lực cấp tín dụng của ngân hàng thương mại sẽ được nâng cao. Các ngân hàng sẽ tăng cường khả năng sử dụng vốn một cách có hiệu quả, không những đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật mà còn là điều rất hợp lý và công bằng cho các ngân hàng thương mại trong hoạt động kinh doanh.
+ Thu hồi tài sản thuê do bên thuê vi phạm hợp đồng: Với quy định tại Mục đ, Khoản 9, Điều 1, NĐ 65/2005/TT-CP thu hồi tài sản thuê sau 30 ngày từ ngày bên thuê nhận được thông báo thu hồi tài sản của bên cho thuê do bên đi thuê không thanh toán ngay các khoản tiền còn lại là không hợp lý. Bởi việc thu hồi tài sản thuê nên thuộc quyền quyết định của bên cho thuê khi bên đi thuê vi phạm hợp đồng. Nếu bên đi thuê không thanh toán tiền thuê thì bên cho thuê có thể thu hồi tài sản ngay lập tức và yêu cầu bên đi thuê thanh toán toàn bộ số tiền chưa trả theo hợp đồng.
bên cho thuê trong trường hợp bên đi thuê vi phạm hợp đồng là 60 ngày tại Mục b, Khoản 9, Điều 1, NĐ 65/2005/TT-CP. Những vấn đề này nên phụ thuộc vào quyền tự chủ của các bên và phụ thuộc vào các yếu tố mà chỉ quy định phải tiến hành xử lý ngay một cách công khai minh bạch.
3.2.1.2. Ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về vốn và thuế
Thứ nhất, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về vốn
Khi có được sự ưu đãi về vốn từ phía Chính phủ, các công ty CTTC sẽ có được nguồn vốn kinh doanh với lãi suất thấp. Chính phủ cần tạo điều kiện cho các công ty CTTC được tiếp xúc với các tổ chức tài chính quốc tế, tiếp nhận nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức phi Chính phủ để tăng nguồn vốn trung, dài hạn cho đầu tư kinh doanh. Chính phủ có thể phân bổ một phần nguồn vốn tài trợ từ Quỹ tiền tế quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á hay các khoản viện trợ không hoàn lại ODA để cấp tín dụng ưu đãi cho các công ty cho thuê tài chính.
Việc huy động vốn nói chung và huy động vốn trung và dài hạn nói riêng để cho thuê tài chính trong điều kiện hiện nay có nhiều khó khăn bởi tính chất nguồn vốn ở đây là nguồn vốn trung và dài hạn, mà công ty CTTC lại không có lợi thế do số lượng lao động hạn chế, mạng lưới hoạt động hạn hẹp, hoạt động kinh doanh còn nhỏ lẻ. Các công ty CTTC chưa tạo được uy tín để thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi dài hạn trong nền kinh tế. Do vậy, các công ty CTTC rất cần sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan để tháo gỡ các cơ chế chính sách như cho phép các công ty CTTC tham gia thị trường liên ngân hàng, được tiếp xúc với các tổ chức đầu tư quốc tế hoặc tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ Chính phủ hoặc phi Chính phủ để tạo nguồn vốn trung và dài hạn lớn hơn, ổn định hơn cho hoạt động đầu tư.
Thứ hai, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thuế
+ Về thuế thu nhập doanh nghiệp: hiện nay, thuế thu nhập doanh
chính khác là 25% theo như quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008. Theo kinh nghiệm tại một số nước, để khuyến khích hoạt động CTTC phát triển thì thuế thu nhập doanh nghiệp của các công ty CTTC thấp hơn so với các định chế tài chính khác. Do vây, để thúc đẩy hoạt động CTTC phát triển, nước ta nên áp dụng thuế suất thấp hơn cho các công ty CTTC vì một số lý do sau:
- Quy mô hoạt động của các công ty CTTC hầu hết là chưa lớn. Trong giai đoạn đầu hoạt động nhiều công ty còn thua lỗ vì chi phí hoạt động của nghiệp vụ CTTC lớn hơn nhiều so với các định chế tài chính khác.
- Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực CTTC để thu hút vốn và công nghệ của nước ngoài.