Tổng quan một số nghiên cứu về sự tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu ở một số quốc gia trên thế giớ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Sự tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu ở Việt nam (Trang 41)

chỉ số giá nhập khẩu ở một số quốc gia trên thế giới

2.1.1 Nhật Bản

Trong một công trình nghiên cứu về tác động của tỷ giá tại các quốc gia Châu Á, Marston (1990) kiểm định hành vi giá cả của các nhà xuất khẩu Nhật Bản. Tác giả xem xét độ co giãn của 17 loại sản phảm trong ngành vận tải và máy móc điện tử từ 1980:M2 đến 1987:M12. Tác động của tỷ giá thực hiệu dụng bình quân thương mại lên khoảng chênh lệch giữa giá xuất khẩu và giá bán nội địa được cho là rất lớn. Độ co giãn của một số mặt hàng lần lượt là: xe chở khách nhỏ (0.52), lốp và ruột xe (1.03), xe tải (0.41), tivi màu (0.51), thiết bị ghi băng (0.95), lò vi sóng (0.28). Điều này cho thấy sự truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào giá cả hàng xuất khẩu ở Nhật Bản là không toàn phần.

Takagi và Yoshida (2001) ước tính mức độ truyền dẫn cho hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của Nhật Bản với một số đối tác Đông Á như Indonesia, Malaysia, Phillipines, Singapore và Thái Lan cũng như cho Đức và Mỹ. Các tác giả ước tính sự truyền dẫn của tỷ giá hối đoái tới chỉ số giá nhập khẩu bằng chuỗi giá trị của đơn vị xuất và nhập khẩu hàng tháng được lấy từ dữ liệu của Hải Quan Nhật Bản từ tháng 01/1988 đến tháng 06/1999 với 20 mặt hàng vật liệu công nghiệp (11 xuất và 9 nhập) sử dụng 9 chữ số thập phân. Sử dụng dữ liệu dạng bảng pano sắp xếp theo hạng mục và mô hình cố định các tác động cho các hạng mục được tập hợp lại với nhau cũng như nhóm các quốc gia. Sự truyền dẫn của tỷ giá ước tính cho xuất khẩu Nhật Bản tại đồng tiền của thị trường mục tiêu gần như đầy đủ (0.97) trong khi mức độ

truyền dẫn của tỷ giá đến chỉ số giá nhập khẩu Nhật Bản gần như không tồn tại (chỉ là 0.01). Trên hầu hết nhóm mặt hàng cá nhân, tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu rất thấp và không toàn phần. Điều này cho thấy nhà nhập khẩu nước ngoài cố gắng duy trì ổn định giá cả bằng đồng Yên khi định giá hàng xuất khẩu của họ tại các thị trường Nhật Bản.

Các tác giả chuyển sang xem xét tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á với hành vi định giá bằng cách so sánh ước tính tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu trong các thời kỳ trước khủng hoảng (từ năm 1988:M1 đến năm 1997:M6) với toàn bộ thời gian mẫu. Họ nhận thấy sự khác biệt nhỏ trong sự tác động của tỷ giá hối đoái trước và sau khi cuộc khủng hoảng đổi với hầu hết các sản phẩm và đối với hầu hết các quốc gia ngoại trừ một số sản phẩm nhập khẩu từ Malaysia. Đối với các nước Châu Á. Nhật Bản là đối tác thương mại mang tính chi phối. Điều này có thể giải thích tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu nhập thấp của Nhật Bản thấy sự khác biệt nhỏ trong mức độ tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu trước và sau khi cuộc khủng hoảng đối với hầu hết các sản phẩm và đối với hầu hết các quốc gia ngoại trừ một số sản phẩm Nhập khẩu từ Malaysia.

Qtani et al. (2003) ước tính tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu Nhật Bản bằng cách sử dụng dữ liệu hàng tháng trong giai đoạn 1987:M1 đến 2002:M110. Sử dụng tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng của Nhật Bản và sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy SUR, các tác giả tìm thấy tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu trong suốt giai đoạn này là toàn phần. Điều này cho thấy xung đột với kết quả của Takagi và Yoshida (2001) ở trên, vốn chỉ kiểm tra tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu cho một thời gian ngắn hơn (1988:M1 – 1999:M6). Thực tế, khi Qtani et al. (2003) chia khoảng thời gian thành hai mẫu phụ 1978:M1 – 1989:M12 và 1990:M1 – 2001:M10 – họ đã tìm thấy một sự suy giảm của

mức độ tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu trong những năm 1990 ở tại cả 2 mẫu thời gian ở hầu hết các loại sản phẩm.

Thực tế là sự suy giảm mức độ tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu xảy ra trong cả trường hợp tổng hợp và phân chia dữ liệu ngụ ý rằng thay đổi thành phần nhập khẩu của Nhật Bản không phải là nhân tố quan trọng trong việc giải thích sự sụt giảm này tại các mức giá tích lũy. Một giả thuyết thú vị được đưa ra bởi các tác giả cho các phát hiện của họ là sự tăng giá nhanh chóng của đồng yên vào giữa những năm 1980 mà sau đó dẫn tới sự gia tăng trong FDI của Nhật và tăng hoạt động sản xuất ngoài nước bởi các công ty Nhật Bản. Sự gia tăng tiếp theo trong các giao dịch nội bộ công ty và tái nhập khẩu có thể dẫn đến các công ty hấp thụ sự thay đổi giá trong nội bộ và chuyển giao các tác động lên các khoảng chênh lệch giữa các doanh nghiệp, do đó làm giảm mức độ mở rộng của tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu. Tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu qua kênh FDI rõ ràng là một vấn đề cần nghiên cứu thêm.

2.1.2. Hàn Quốc

Chuyển từ Nhật Bản đến thành viên châu Á khác thuộc OECD, Hàn Quốc. Lee (1997) ước tính sự tác động của tỷ giá hối đoái thực tế cụ thể theo ngành công nghiệp vào giá nhập khẩu của Hàn Quốc từ các quốc gia OECD cho giai đoạn năm 1980:Q1 – 1990:Q4. Cụ thể độ co giãn ước tính cho 24 ngành công nghiệp. Sự tác động này ước tính giao động từ 0.43 cho Sắt và thép và 0.92 cho da và lông thú, độ co giãn trung bình của truyền dẫn tác động cho tất cả hàng chế biến nhập khẩu là 0.38. Tác giả cũng tìm thấy rằng ngành càng tập trung thì sự tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu càng nhỏ.

Lee (1995) xem xét phản ứng của giá xuất khẩu của nhà sản xuất Hàn Quốc đối với thay đổi của tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng trong 16 ngành công

nghiệp bao gồm sản xuất xe, truyền hình, tủ lạnh, vải lụa, lốp xe, mạch tích hợp cho giai đoạn từ năm 1980:Q1 đến 1990:Q4. Ước tính như sau: xe ô tô (0.65), lốp xe (1.12), chứng tỏ rằng các công ty Hàn Quốc dường như sử dụng chiến lược giá chủ động khi xuất khẩu.

2.1.3 Hồng Kông

Trong khi hầu hết các nghiên cứu về các quốc gia ở Châu Á được tập trung vào Nhật Bản và Hàn quốc, thì Parsley (2003) đã tiến hành ước lượng tác động của tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu của Hồng Kông. Tác giả ước tính tác động của tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu cho 21 loại hàng hóa SITC (Danh mục phân loại hàng hóa thương mại quốc tế tiêu chuẩn) 5 con số nhập khẩu từ tám đối tác thương mại của Hồng Kông gồm Đức, Hà Lan, Pháp, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore và Úc (không bao gồm Trung Quốc) qua các thời kỹ 1992 – 2000. Các kết quả cho thấy một mức độ cao của tác động của tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu từ 80 đến 95% khi chịu tác động của tỷ giá danh nghĩa và từ 70 đến 85% khi chịu tác động của tỷ giá hối đoái thực.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Sự tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu ở Việt nam (Trang 41)