Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn của tác động tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Sự tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu ở Việt nam (Trang 36)

đoái đến chỉ số giá nhập khẩu

1.7.6.1. Quy mô nền kinh tế

Ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ truyền dẫn bởi hai lý do sau:

Thứ nhất, lạm phát dẫn đến sức ép phá giá nội tệ và làm giảm cầu nhập khẩu. Khi các quốc gia này là nhà nhập khẩu lớn trên thị trường thế giới như Mỹ chẳng hạn, cầu nhập khẩu giảm sẽ làm giảm giá các mặt hàng này trên thế giới. Như vậy, việc phá giá ở những nền kinh tế lớn như Mỹ chẳng những vừa có lợi kích thích sản xuất trong nước phát triển mà còn nhập khẩu với giá giảm hơn trước, nghĩa là giảm tác động của tỷ giá hối đoái đến giá nhập khẩu. Thứ hai, khi cầu nhập khẩu ở những nền kinh tế lớn giảm,nhà xuất khẩu nước ngoài phải tăng cường hoạt động bán hàng để giữ thị phần. Điều này dẫn đến họ có thể chịu thiệt hại phần nào từ sự tăng lên của tỷ giá hối đoái bằng cách chấp nhận giảm lợi nhuận biên.

1.7.6.2. Độ mở nền kinh tế

Độ mở nền kinh tế đại diện cho sự lấn át của các công ty nước ngoài đối với thị trường nội địa. Khi sự lấn át tăng lên có nghĩa năng lực cạnh tranh của các công ty nội địa chưa bằng với công ty nước ngoài. Điều này có khả năng làm cho chỉ số giá nhập khẩu nhạy cảm nhiều hơn với tỷ giá. Từ đây có thể thấy rằng quốc gia có tỷ lệ nhập khẩu cao sẽ có mức độ tác động tỷ giá hối đoái lớn vào các mức giá chung.

1.7.6.3. Khoảng thời gian thay đổi của tỷ giá

Meurers(2003) đã thực hiện phân tích Blanchard-Quah để xác định tỷ giá cố định và tỷ giá tạm thời thay đổi như thế nào ở nước Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp và Ý. Tác giả cho thấy rằng tác động của tỷ giá hối đoái có xu

hướng toàn phần trong dài hạn với điều kiện những cú sốc tỷ giá không đổi. Mặt khác, nếu tỷ giá thay đổi tạm thời ( ví dụ: giảm giá ở nước nhập khẩu), nhà xuất khẩu có thể sẵn lòng chấp nhận một khoản cắt giảm tạm thời trong lợi nhuận biên để duy trì thị phần cho các khả năng tác động của độ trễ.

1.7.6.5. Chiều hướng của tỷ giá

Một nghiên cứu tồn tại cho rằng phản ứng của nhà xuất khẩu khi tỷ giá thay đổi thường không tương xứng, phụ thuộc vào tỷ giá tăng hay giảm. Khi đồng tiền nước nhập khẩu giảm, nhà xuất khẩu sẽ chấp nhận tỷ giá đó và giữ nguyên giá xuất khẩu để duy trì thị phần. Kết quả là làm cho tác động của tỷ giá hối đoái thấp. Tuy nhiên, khi đồng tiền nhà nhập khẩu tăng giá, hàng hóa ở nước xuất khẩu sẽ giảm giá, lúc đó tác động của tỷ giá hối đoái sẽ cao.

1.7.6.6. Độ lớn thay đổi của tỷ giá

Những chi phí cao liên quan đến việc thay đổi giá cả, cũng như là khả năng thay đổi thường xuyên giá bán của mỗi sản phẩm ở thị trường nước nhập khẩu có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà xuất khẩu. Vì vậy, theo Krugman (1987), khi độ lớn thay đổi của tỷ giá tương đối nhỏ, các nhà xuất khẩu sẽ cháp nhận tỷ giá đó và vẫn giữ giá xuất khẩu không đổi. Ngược lại, khi tỷ giá thay đổi lớn và ổn định, các nhà xuất khẩu sẽ thay đổi giá cả để tránh sự giảm sút lớn trong doanh thu.

1.7.6.7. Bất ổn tổng cầu

Mann (1986) cho rằng khi tổng cầu bất ổn, các nhà xuất khẩu nước ngoài lo sợ mất thị phần nên họ sẽ ít có ý định tăng giá bán khi tỷ giá tăng lên. Do đó, họ sẽ thay đổi lợi nhuận biên khi tổng cầu có biến động lớn trong một thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Kết quả là làm giảm mức độ tác động của tỷ giá hối đoái.

1.7.6.8. Lạm phát

Taylor (2000) lập luận rằng việc giảm trong tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá là kết quả của môi trường lạm phát thấp. Ngược lại, môi trường lạm phát cao sẽ có xu hướng tăng tác động của tỷ giá. Tóm gọn hơn, tác động của tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào chế độ chính sách: một thời kỳ lạm

phát thấp và ổn định sẽ dẫn đến tác động của tỷ giá đến giá cả sẽ thấp, và khi lạm phát thường xuyên biến động ở mức cao tác động của tỷ giá hối đoái sẽ cao. Đây là một kết quả thú vị cho thấy tỷ giá và lạm phát có mối quan hệ 2 chiều: việc phá giá đồng nội tệ có thể làm gia tăng lạm phát, nhưng sự ổn định của lạm phát với kỳ vọng lạm phát được neo chắc chắn có thể là nền tảng làm giảm đi sự tác động của tỷ giá hối đoái

1.7.6.9. Rào cản thuế quan

Nhóm nước có thuế quan cao thì tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu sẽ thấp. Và ngược lại, nhóm nước có thuế quan thấp thì tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu sẽ cao.

1.7.6.10. Các biến vĩ mô khác

 Độ co dãn của cầu và cung

Trong điều kiện không phát sinh các cơn sốc khác, độ co giãn của cầu và cung theo giá là nhân tố quyết định mức độ tác động của tỷ giá hối đoái. Đối với hàng hóa xuất khẩu, mức độ tác động của tỷ giá hối đoái sẽ càng lớn nếu độ co dãn của cầu càng lớn và độ co dãn của cung càng thấp. Đối với hàng hóa nhập khẩu thì ngược lại, mức độtác động của tỷ giá hối đoái sẽ càng lớn nếu độ co dãn của cầu càng nhỏ và độ co dãn của cung càng lớn . Do đó tác động của tỷ giá hối đoái phải là toàn phần (bằng 1) trong một nền kinh tế nhỏ bởi vì cầu đối với xuất khẩu là co dãn tuyệt đối và cung nhập khẩu là co dãn tuyệt đối do quốc gia đó không có khả năng tác động đến thị trường thế giới.

 Đồng tiền định giá hàng hóa

Một nước với đồng tiền quốc gia kém ổn định có tỷ lệ nhập khẩu khá lớn được định giá bằng ngoại tệ thì việc yết giá bằng ngoại tệ cũng sẽ có lợi hơn đối với các công ty chỉ kinh doanh trên thị trường nội địa. Trong tình

huống này, tỷ giá có những tác động không chỉ đối với giá hàng hóa nhập khẩu mà còn đối với giá hàng hóa phi thương mại, và tác động của tỷ giá hối đoái sẽ toàn phần.

 Bất ổn chính sách tiền tệ

Trong trường hợp bất ổn chính sách tiền tệ, Devereux và cộng sự (2003) thấy rằng tại quốc gia nhập khẩu mà giá cả cứng nhắc và chính sách tiền tệ ổn định lâu dài thì tác động của tỷ giá hối đoái ở mức thấp. Bởi vì các công ty xuất khẩu nước ngoài sẽ định giá cho nhà nhập khẩu bằng đồng tiền của nhà nhập khẩu. Trong trường hợp tất cả giá nhập khẩu được thiết lập bằng đồng tiền của nhà nhập khẩu, khi đó giá nhập khẩu sẽ không thay đổi để phản ứng lại thay đổi của tỷ giá trong ngắn hạn khi giá cả là cứng nhắc.

Tổng kết: Chương I đã cung cấp cái nhìn tổng quan về tỷ giá, chính sách tỷ giá và sự tác động của tỷ giá hối đoái. Các kênh tác động và các yếu tố ảnh hưởng tới tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu được đưa ra trong bài là những cơ sở lý luận vững chắc để nghiên cứu thực trạng tác động của tỷ giá vào chỉ số giá nhập khẩu của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Sự tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu ở Việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w