Kết quả phân tích

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Sự tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu ở Việt nam (Trang 81)

P (production price inde x I): chỉ số giá sản xuất hàng hóa của Việt Nam được lấy từ IMF.

3.4. Kết quả phân tích

Dựa vào “Quy luật một giá” bài nghiên cứu đã ước lượng được tác động của tỷ giá đến giá nhập khẩu Việt Nam thông qua dữ liệu theo tháng của chỉ số nhập khẩu, chỉ số xuất khẩu của Việt Nam, tỷ giá hối đoái danh nghĩa USD/VND, chỉ số giá sản xuất và chỉ số sản xuất công nghiệp của Mỹ. Sau khi tiến hành kiểm định unit root, kết quả cho thấy tất cả các biến đều là chuỗi không dừng ở bậc level, nhưng là chuỗi dừng ở bậc sai phân. Kiểm định Johansen cho thấy 5 biến pm, e, p, c* and y* đồng liên kết và chúng sẽ cân bằng nhau trong dài hạn với cái hệ số lần lượt là 1, 1.845058, 2.675176, -10.39709, 1.126352. Trong đó đo lường được tác động của tỷ giá đến giá

nhập khẩu trong dài hạn. Kết quả cho thấy cứ 1% giảm đi trong tỷ giá, giá nhập khẩu sẽ tăng tương ứng 185%, sự tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu ở Việt Nam trong dài hạn là toàn phần.

Để có thể so sánh với các quốc gia khác, bài viết tóm lược các bằng chứng thực nghiệm ở quốc gia châu Á và châu Âu như sau: Ito et al (2005) đã trình bày kết quả nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 1986-2004 về ERPT của mình tại Indonesia ( 0.53), Hàn Quốc (1.05), Thái lan (1.27) và Singapore là (0.59). Campa và Golberg (2002) đã báo cáo nghiên cứu cho 23 nước trong khối OECD là 0.46 và 0.47 ở các nước EU (trừ Luxambua và Hy lạp). Bài nghiên cứu gần đây của Nozi et al (2007) cho các nền kinh tế mới nổi giai đoạn 1975 đến 2004 kết luận sự tác động của tỷ giá hối đoái tới chỉ số giá nhập khẩu của 12 nước ở Châu Mỹ la tinh, Châu Á, Trung và Đông Âu là khoảng từ 0.12 – 1.54. Từ các ý kiến trên, có thể kết luận, độ lớn của sự tác động của tỷ giá hối đoái tới chỉ số giá nhập khẩu trong dài hạn tại Việt Nam ở mức cao.

Ngoài ra, bài nghiên cứu còn sử dụng mô hình ECM để đo lường tác động tỷ giá lên giá nhập khẩu trong ngắn hạn. Kết quả kiểm định cho thấy rằng chỉ ở độ trễ 1 thời kỳ, giá nhập khẩu mới chịu tác động bởi tỷ giá, lúc này hệ số tác động này không toàn phần = 0.47. Còn ở các độ trễ khác, giá nhập khẩu không chịu tác động của tỷ giá mà chịu tác động của cầu nước ngoài, giá sản xuất trong nước.

Bài viết còn sử dụng kiểm định phản ứng xung để xem xu hướng giá nhập khẩu sẽ biến đổi như thế nào trong vào 6 tháng tới đối với các 5 cú sốc trong nền kinh tế. Đáng chú ý, giá nhập khẩu sẽ tăng 4 tháng đầu và giảm trong 2 tháng tiếp theo đối với cú sốc tỷ giá hối đoái.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Sự tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu ở Việt nam (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w