Kiểm định phản ứng xung ( Inpuse Response Functions)

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Sự tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu ở Việt nam (Trang 78)

P (production price inde x I): chỉ số giá sản xuất hàng hóa của Việt Nam được lấy từ IMF.

3.3.4. Kiểm định phản ứng xung ( Inpuse Response Functions)

3.3.4.1. Mục đích:

Cho thấy sự phản ứng của các biến đối với cú sốc của một biến nào đó.

3.3.4.2. Phương pháp:

Mô hình giả định có năm cú sốc trong nền kinh tế đó là: cú sốc tỷ giá hối đoái, cú sốc giá nhập khẩu, cú sốc giá sản xuất trong nước, cú sốc giá sản xuất ở Mỹ và cú sốc cầu từ Mỹ. Bởi vì 5 biến e, pm, p, c*, y* đồng liên kết

nên bài nghiên cứu sử dụng phân tích Cholesky hiệu chỉnh dành cho mô hình ECM. Kết quả xuất ra từ eviews chỉ phản ứng của tất cả các biến đối với cú sốc có độ lệch chuẩn dương của một biến. Tuy nhiên, bài viết tập trung vào phản ứng của giá nhập khẩu đối với các cú sốc của biến e, p, c*, y*. Trong đó, cột x thể hiện phần trăm thay đổi của giá nhập khẩu hay tỷ lệ truyền dẫn. Cột y chỉ mốc thời gian. Xét phản ứng của giá nhập khẩu đối với các cú sốc trong 6 thời kỳ tới (6 tháng).

3.3.4.3. Kết quả:

Hình 3.2: Phản ứng xung của giá nhập khẩu (Limpvn) đối với các cú sốc của các biến e(Ler), p(Lppivn), c*(Lppius) và y*(Lindustry)

Kết quả cho thấy, trong khoảng thời gian 6 tháng tới, khi có cú sốc về giá sản xuất của Mỹ (PPIUS) và áp lực cầu từ Mỹ (IPIUS), giá nhập khẩu sẽ tăng cao. Đối với cú sốc chỉ số giá sản xuất Việt Nam (PPIVN), giá nhập khẩu sẽ tăng trong 4 tháng đầu tiên sau đó giữ ổn định ở mức cao trong 2 tháng tiếp theo. Ngược lại, cú sốc giá tỷ giá (EX) làm cho giá nhập khẩu ở Việt Nam tăng trong tháng đầu tiên, giảm sâu trong 3 tháng tiếp theo và giữ ở mức rất thấp từ tháng thứ 5 đến hết tháng thứ 6.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Sự tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu ở Việt nam (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w