Giai đoạn 1989 – 1991: Thả nổi tỷ giá hối đoá

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Sự tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu ở Việt nam (Trang 56)

Thời kỳ này đánh dấu sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Đông Âu. Quan hệ ngoại thương với các thị trường truyền thống bị gián đoạn, khiến chúng ta phải chuyển sang buôn bán với khu vực thanh toán bằng đồng Dollar Mỹ.

Đây là giai đoạn đàu tiên thực hiện cải cách cơ chế điều chỉnh tỷ giá đồng Việt Nam với USD. NHNN đề nghị với Chính phủ thành lập Quỹ điều hòa ngoại tệ tại NHNN để có thể an thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm ổn định tỷ giá. Chính phủ đã ủy quyền cho Thống đốc NHNN được toàn quyền điều hành quỹ một cách linh hoạt.

Bảng2.1 Tỷ giá hối đoái và xuất nhập khẩu giai đoạn 1989 – 1991

Năm Tỷ giá chính thức

(USD/VND)

Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại Tỷ giá thị trường (USD/VND) Mức tỷ giá % tăng giảm Kim ngạch ( triệu USD) % tăng giảm Kim ngạch ( triệu % tăng giảm Giá trị ( triệu USD) % tăng giảm Mức tỷ giá % tăng giảm 198 9 3900 130 1320 127,12 2565,8 93,08 - 1245, 8 72,5 0 4100 82 199 0 6300 161,54 2404 182,12 2752,4 107,27 -348,4 27,9 6 6500 158,54 199 1 9767 155,03 2087,1 86,82 2338,4 84,96 -251,3 72,1 3 1197 5 184,23

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu Tổng Cục Thống Kê

Giai đoạn 1989-1991 giá trị danh nghĩa đồng Việt Nam sụt giảm mạnh và liên tiếp. Từ mức tỷ giá 1USD = 3000VND năm 1989, đồng nội tệ đã giảm xuống 9767 đồng/Dollar năm 1991: trong vòng 3 năm, tỷ giá đã sụt giảm gần 3 lần. Sự sụt giảm này đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động ngoại thương Việt

Nam, đặc biệt là trên phương diện kim ngạch xuất – nhập khẩu trong quan hệ buôn bán với các quốc gia bao gồm cả những nước tư bản phương Tây.

Tác động của tỷ giá lên cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu giai đoạn 1989 – 1991, cùng với sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trên cơ sở giảm giá đồng nội tệ, nền kinh tế đã tích lũy được mốt số vốn sử dụng trong việc đầu tư, mở rộng sản xuất. Sản xuất lương thực trong nước đối với một số mặt hàng nhờ có vốn đã bắt đầu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Số lượng gạo nhập khẩu giảm, thay vào đó là các mặt hàng thuộc danh mục tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu. Cơ cấu xuất khẩu cũng có sự thay đổi, danh mục các mặt hàng xuất khẩu được mở rộng. Năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô với sản lượng 1,5 triệu tấn, đó là chưa kể đến hàng loạt các nhà máy cũ được đổi mới, các nhà máy mới được xây dựng nhằm phục vụ công tác xuất khẩu.

Về thị trường xuất nhập khẩu, do tỷ giá hối đoái neo với đồng USD được xem là chuẩn mực nên khu vực thị trường xuất nhập khẩu cũng có xu thế chuyển hướng sang khu vực sử dụng đồng USD trong thanh toán. Tỷ trọng xuất nhập khẩu từ khu vực đồng Rúp giảm hẳn, chỉ còn khoảng 15% năm 1989 so với 85% năm 1987. Thị trường Đông Âu không còn giữ vai trò chủ đạo, thay vào đó là sự lên ngôi của thị trường Châu Á trong hợp tác thương mại với Việt Nam trên cả lĩnh vực xuất khẩu lẫn nhập khẩu.

Có thể nói, việc mở rộng hoạt động ngoại thương sang khu vực đồng USD là một bước đi quan trọng, tỷ giá đồng VND được điều chỉnh bởi thị trường đã góp phần thay đổi bộ mặt xuất nhập khẩu của Việt Nam.

2.3.3 Giai đoạn 1992 – 1998

Tiếp tục những bước thay đổi trong chính sách điều hành tỷ giá, ngày 20/10/1994, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được thành lập với quy

mô lớn hơn, hoạt động linh hoạt hơn. Do đó, ty giá hối đoái ngày càng phản ánh đầy đủ hơn quan hệ cung cầu thị trường. Từ tháng 07/1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, đồng Việt Nam chịu áp lực giảm giá mạnh khiến cho thị trường ngoại hối rơi vào tình trạng đầu cơ, tích trữ ngoại tệ, cầu ngoại tệ luôn lớn hơn cung. Trong hai năm 1997 – 1998 nhà nước đã ba lần chủ động điều chỉnh tỷ giá VND/USD, đồng thời nới rộng biên độ giao dịch giữa các ngân hàng thương mại với các khách hàng trên thị trường ngoại tệ.

Bảng 2.2 Xuất – nhập khẩu Việt Nam trong tương quan với tỷ giá giai đoạn 1992 - 1998

Năm Tỷ giá chính thức

(USD/VND)

Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại Hệ số co giãn Mức tỷ giá % tăng giảm Kim ngạch ( triệu USD) % tăng giảm Kim ngạch ( triệu % tăng giảm Thâm hụt ( triệu % tăng giảm Xuấ t khẩ u Nhập khẩu 1992 10720 109,75 2580,7 123,65 2504,7 108,65 40 -1,92 1993 10640 100 2985,2 100 3924 100 938,8 100 1994 10955 102,9 4054,3 135,8 5825,8 148,5 1771, 5 143, 7 1,32 -1,44 1995 10970 100,1 5448,9 134,4 8155,4 140 2706, 5 149, 7 1,34 -1,40 1996 11100 101,2 7255,9 133,2 11143, 6 136,6 3887,7 153,6 1,32 -1,35 1997 11175 100,7 9185 126,6 11592, 3 10 2407, 3 126, 2 1,26 -1,03 1998 12985 116,2 9360 101,9 11499, 6 99,2 2139, 6 122, 9 0,88 -0,85

Căn cứ vào số liệu bảng 3.1 trên, có thể thấy tỷ giá xuay quanh biên độ giao động +/- 0,5% giao đoạn 1993 – 1996 đã thực sự tạo nên điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu. Nhập siêu tăng gần gấp đôi trong năm 1993,1994. Đặc biệt trong năm 1996, khi tỷ giá danh nghĩa bị ấn định so

với giá thực ở mức cao nhất 28% thị nhập siêu cũng đạt mức kỷ lục: 3,8 tỷ USD. Trung bình giai đoạn 1994 -1996, cứ 1 đồng tăng giá nội tệ kéo theo hàng nhập khẩu rẻ đi 1,4 đồng trong khi xuất khẩu sụt giảm 1,3 đồng. Điều này cho thấy tác động của tỷ gí hối đoái lên ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh tỷ giá hối đoái nội tệ bị định cao hơn so với giá trị thực của nó vẫn động rất đúng theo xu thế lý luận chung. Tỷ giá tăng đã kéo lùi tốc độ tăng xuất khẩu, đẩy nhanh tốc độ nhập siêu và thực sự gây tổn hại đến sản xuất trong nước.

Tóm lại, có thể nói tác động bao trùm của tỷ giá lên hoạt động xuất nhập khẩu thời kỳ này mang tính tích cực. Lần đầu tiên chúng ta đã dung hòa được mối quan hệ vốn mâu thuẫn giữa xuất khẩu – tỷ giá – nhập khẩu. Nhập khẩu được kiểm soát còn xuất khẩu trở nên chủ động hơn trên những thị trường mới và thời kỳ 1997 – 1998 có thể xe là thời kỳ thành công trong điều hành tỷ giá ở Việt Nam.

2.3.4 Giai đoạn 1999 – 2006

Giai đoạn 1999 – 2006 là thời kỳ khủng hoảng Đông Á. Ở những năm đầu của giai đoạn, nền kinh tế vẫn còn chịu những ảnh hưởng nhất định từ hệ quả của cuộc khủng hoảng, các nguồn lực từ bên ngoài giảm, kinh tế thiểu phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt mức dưới trung bình của 10 năm trước đó ( dưới 7%). Từ năm 2003, với việc cải thiện môi trường đầu tư, phát triển các định chế thị trường tài chính và đặc biệt là chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa và nới lỏng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa ( từ 30% lên 49%), luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở lại và tăng trưởng mạnh mẽ. Nổi bật nhất trong giai đoạn này là sự bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2005. Ngoài việc trở thành kênh huy động vốn cho nền kinh tế, sự bùng

nổ của thị trường chứng khoán đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Cùng lúc đó, sự kiện chính phủ Việt Nam phát hành thành công 750 triệu USD trên thị trường tài chính NewYork đã nâng cao vị thế của Việt Nam với các nhà đầu tư quốc tế. Bên cạnh đó nhận thức tầm quan trọng của luồng kiều hối, các chính sách thu hút nguồn lực này cũng được chú trọng trong đó nổi bật là những thay đổi theo hướng đơn giản, thông thoáng hơn về thủ tục hành chính. Qua đó, nguồn lực kiều hối đã tăng dần qua từng năm góp thêm sức cho nền kinh tế đang đà tăng trưởng. Kết quả là nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi và tăng trưởng trên 7% ở những năm cuối của giai đoạn.

Ngày 24/02/1999 được xem là mốc quan trọng trong điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước khi thống đốc NHNN ký quyết định số 64/1999/QĐ/NHNN và quyết định số 65/1999/QQĐ/NHNN ban hành cơ chế điều hành tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, với nguyên tắc cơ bản là tỷ giá được xác định theo cung cầu thị trường, có sự điều tiết của nhà nước. Trong đó tỷ giá bình quân liên ngân hàng của ngày hôm trước được áp dụng để các NHTM làm cơ sở xác định tỷ giá giao dịch trong ngày hôm sau. NHNN quy định biên độ giao dịch cho phép trong từng thời kỳ và NHNN trực tiếp can thiệp lên tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng để tác động lên tỷ giá bình quân liên ngân hàng hàng ngày. Theo cơ chế này tỷ giá trên thị trường sẽ vận động khách quan, phản ánh đúng hơn các quan hệ về cung cầu về ngoại tệ trên các thị trường, đồng thời cũng phù hợp với cơ chế điều hành tỷ giá của nhiều nước trên thế giới.

Bảng 2.3 Xuất nhập khẩu và thâm hụt thương mại 1999 - 2005

USD) tăng (%) USD) (%) mại 1999 11541,4 23,3 11742,1 2,1 -200,1 2000 14482,7 25,5 15636,5 33,2 -1153,8 2001 15029,0 3,8 16218,0 3,7 -1135,0 2002 17606,1 11,2 19745,6 21,8 -3039,5 2003 20176,0 20,8 25226,9 27,8 -5050,9 2004 26027,4 29,0 28100,0 11,4 -2072,6 2005 32220,0 23,8 36880,0 31,2 -4660 Nguồn: Tổng hợp từ NHNN và bộ tài chính

Trong 3 năm đầu của giai đoạn, từ 1999 đến 2001, cán cân thương mại có thặng dư, tuy nhiên, mức độ thặng dư ngày càng giảm dần, điều này cũng có nghĩa là tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu có sự chênh lệch nghiêng mạnh về phía nhập khẩu. Cũng cần nhấn mạnh rằng, năm 1999 cũng là năm đầu tiên nền kinh tế có thặng dư thương mại sau 4 năm liên tục rơi vào tình trạng thâm hụt. Có được kết quả trên là do tháng 10/1997, NHNN đã quyết định mở rộng biên độ giao dịch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá giao dịch tại các thị trường liên ngân hàng từ (+/-)5% lên (+/-)10%, làm cho tỷ giá thị trường tăng mạnh, khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.

Tuy nhiên, sau 3 năm có thặng dư, từ 2002, cán cân thương mại bắt đầu rơi vào tình trạng thâm hụt, và duy trì tình trạng này cho các năm về sau với mức độ thâm hụt ngày càng nghiêm trọng. Năm 2006 là năm đỉnh điểm của nhập siêu trong giai đoạn này với mức nhập siêu là 27775.6 triệu USD góp hần đưa tốc độ tăng trưởng thâm hut trung bình trong giai đoạn này lên 38%/năm.

Phân tích chỉ số xuất nhập khẩu (X/M) và chỉ số xuất khẩu, chỉ số nhập khẩu trong giai đoạn này cũng cho kết quả tương tự. Tỷ số X/M ngày càng giảm và càng lúc càng xa điểm 1 là điểm cân bằng thương mại cho thấy tình

trạng nhập siêu ngày càng tăng. Bên cạnh đó, chỉ số nhập khẩu luôn cao hơn hoặc bằng chỉ số xuất khẩu cũng chỉ ra xu hướng tăng nhanh của nhập khẩu so với xuất khẩu và hệ quả là tình trạng nhập siêu kéo dài của cán cân thương mại. Tuy nhiên, tính trung bình cho cả giai đoạn thì chỉ số xuất khẩu ( 1.2012) lại cao hơn chỉ số nhập khẩu (1.1983), nhờ đó mà cán cân thương mại chưa rơi vào tình trạng nhập siêu quá lớn, đặc biệt trong 3 năm cuối của giai đoạn, tỷ lệ X/M luôn ở mức ổn định là 0.93

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Sự tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu ở Việt nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w