Các nghiên cứu sự tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Sự tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu ở Việt nam (Trang 64)

khẩu ở Việt Nam

Số lượng nghiên cứu về tác động của tỷ giá hối đoái tại Việt Nam hiện rất ít.Theo tìm hiểu thì gần đây nhất có Võ Văn Minh(2009) và Bạch Thị Phương Thảo(2011), hai tác giả này sử dụng mô hình VAR để ước lượng mức tác động của cú sốc tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu và tỷ lệ lạm phát trong nước. Võ Văn Minh (2009) sử dụng dữ liệu nghiên cứu từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 2năm 2007 đã tìm thấy mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu sau 6tháng là 1,04; sau 1 năm là 0,21. Tuy nhiên mức độ tác động đến chỉ số giá tiêu dùngtrong 4 tháng đầu là âm và mức tác động tích lũy sau 1 năm chỉ là 0,13 – ở mức thấp so với các nước trong khu vực.Hạn chế của nghiên cứu này là không có mặt chỉ số giá sản xuất trong chuỗi chỉ số giá cần đo lường mức tác động của tỷ giá hối đoái. Chỉ số giá nhập khẩu không có số liệu thống kê chính thức mà được tác giả ước lượng bằng cách tính toán từ chỉ số giá xuất khẩu của các đối tác thương mại chính của Việt Nam.Bạch Thị Phương Thảo (2011) cũng sử dụng mô hình VAR và kết quả mô hình định lượng cho thấy mức tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu là lớn nhất. Mức tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá sản xuất cũng lớn không kém mức tác động đến chỉ số giá nhập khẩu. Độ lớn của mức tác động đến chỉ số giá tiêu dùng là thấp nhất. Ảnh hưởng của cú sốc NEER đến chỉ số giá nhập khẩu IMP có ý nghĩa thống kê sau 3 tháng có cú sốc tỷ giá hối đoái và kéo dài đến gần 2 năm sau khi xảy ra cú sốc tỷ giá hối đoái. Cú sốc NEER cũng có tác động nhanh đến chỉ số giá sản xuất PPI

nhưng thời gian tác động ngắn hơn và chỉ có ý nghĩa thống kê trong khoảng 18 tháng sau khi có cú sốc tỷ giá hối đoái.Thời gian ảnh hưởng của cú sốc tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá tiêu dùng CPI là chậm nhất, chỉ bắt đầu có ý nghĩa thống kê sau11 tháng kể từ khi có cú sốc tỷ giá hối đoái.

2.3.7 Kết luận

Tỷ giá là công cụ hữu hiệu để tính toán và so sánh giá trị nội tệ so với giá trị ngoại tệ, giá cả hàng hóa trong nước với giá quốc tế, thông qua tỷ giá, Nhà nước có thể tác động đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại quốc tế. Khi đồng tiền nội tệ mất giá ( tỷ giá tăng) thì giá cả hàng nhập khẩu của quốc gia đó trở nên đắt hơn, do đó hạn chế nhập khẩu. Giá cả hàng xuất khẩu sẽ rẻ hơn do đó sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế sẽ được nâng cao. Như vậy, sự tăng lên của tỷ giá làm nền kinh tế thu được nhiều ngoại tệ, cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện. Ngược lại, nếu giá của đồng nội tệ tăng lên so với đồng ngoại tệ (tỷ giá giảm) sẽ làm cho nhập khẩu tăng lên, xuất khẩu giảm đi và cán cân thanh toán trở nên xấu hơn.

Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tới tình hình lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Khi sức mua của đồng tiền trong nước giảm đi ( có thể do Nhà nước chủ trương phá giá tiền tệ để đẩy mạnh xuất khẩu), tỷ giá hối đoái tăng lên làm giá hàng nhập khẩu đắt hơn. Nếu hàng nhập khẩu để trực tiếp tiêu dùng thì làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trực tiếp. Nếu hàng nhập khẩu dùng cho sản xuất thì làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến tăn giá thành sản phẩm. Kết quả cũng là sự tăng lên của chỉ số giá tiêu dùng. Vì vậy, lạm phát có thể xảy ra. Nhưng khi tỷ giá tăng, nhập khẩu bị hạn chế, các ngành sản xuất hàng xuất khẩu được lợi và phát triển, kéo theo sự phát triển của các ngành sản xuất trong nước nói chung, nhờ vậy thất nghiệp giảm và nền kinh tế tăng trưởng.

Ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm ( giá đồng nội tệ tăng lên), hàng nhập khẩu từ nước ngoài trở nên rẻ hơn. Từ đó lạm phát được kiềm chế, nhưng lại dẫn tới sản xuất thu hẹp và tăng trưởng thấp. Tóm lại, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến quan hệ kinh tế đối ngoại, tình trạng cán cân thanh toán, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp. Khi điều chỉnh tỷ giá hối đoái thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội, Nhà nước cần phải xem xét nhiều mặt, tính toán đến nhiều tác động

Tổng kết: Trên đây là thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian qua, cũng là bối cảnh để thực hiện việc đo lường sự tác động này trong giai đoạn 2007 – 2011 trong luận văn.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Sự tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu ở Việt nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w