Kiểm định đồng liên kết Johansen

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Sự tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu ở Việt nam (Trang 73)

P (production price inde x I): chỉ số giá sản xuất hàng hóa của Việt Nam được lấy từ IMF.

3.3.2.Kiểm định đồng liên kết Johansen

3.3.2.1. Mục đích:

Tồn tại sự đồng liên kết giữa các biến là điều kiện cần để sử dụng mô hình ECM, đồng thời kiểm định này cũng cho ra phương trình mối quan hệ dài hạn giữa biến giá nhập khẩu (pm) với các biến tỷ giá (e), giá sản xuất của Mỹ (c*), giá sản xuất của Việt Nam (p) và cầu áp lực từ Mỹ (y*)

3.3.2.2. Phương pháp:

Nếu các biến đều là chuỗi không dừng sau khi kiểm định unit root, khi ước lượng mô hình sẽ cho kết quả hồi quy giả. Tuy nhiên khi kiểm định unit root phần dư (residual) của mô hình (3.6), nếu chuỗi phần dư là chuỗi dừng thì 5 biến của mô hình có mối quan hệ đồng liên kết hay chúng có mối quan hệ trong dài hạn.

Gọi là vectơ liên kết của biến pm, e, p, c*, y* và hằng số.

Mối quan hệ dài hạn giữa 5 biến này được thể hiện dưới công thức dưới đây:

(3.8)

Bảng 3.2: Kiểm định unit root test của phần dư bằng kiểm định Engle – Granger

Biến |t-statistic| |critical value 5%|

(kết quả chạy eviews unit root test phần dư được trình bày ở Phụ lục P1.1.11) |t-statistic| > |critical value 5%|

Vậy: phần dư là chuỗi dừng, vì vậy 5 biến pm, e, p, c*, y* có mối quan hệ liên kết.

Cách chọn lag length (độ trễ) cho kiểm định đồng liên kết Johansen:

Có rất nhiều cách để lựa chọn độ trễ của kiểm định Johansen. Tuy nhiên, bài viết sử dụng giá trị Akaike Information Criterion (AIC). Giá trị tuyệt đối của AIC càng thấp thì mô hình càng có ý nghĩa. Sử dụng ước lượng Var, có kết quả: Lag AIC Lag =1 30.59146 Lag =2 30.60213 Lag =3 30.61433 Lag =4 30.33460 Lag = 5 30.51611 Lag = 6 30.87337

Vậy: Mô hình với độ trễ bằng 4 là mô hình tốt nhất vì có AIC thấp nhất.

(Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen đầy đủ tại phụ lục P1.2)

Bảng 3.3 : Kết quả đồng liên kết Johansen

Giả định 5% critical value 5% critical value

r =0 101.6086* 68.52 40.18208* 33.46

r <= 1 61.42653* 47.21 25.43100 27.07

r <=2 35.99553* 29.68 25.66265 20.97

r <= 3 15.33288 15.41 15.24411* 14.07

r: thể hiện số đồng liên kết giữa các biến (*) Bác bỏ giả định

Kết quả cho thấy kiểm định Trace chỉ ra có 3 mối quan hệ đồng liên kết ở cả level 5% và 1%. Kiểm định Max Eigen chỉ ra có 1 mối quan hệ đồng liên kết ở cả level 5% và 1%.

Mối quan hệ dài giữa 5 biến pm, e, p, c* và y* được thể hiện như sau:

pm = 1.845058e + 2.675176p – 10.39709c* – 1.126352y* (3.9)

Từ kết quả trên, ước lượng mức độ tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá ở Việt Nam là 1.845. Nói cách khác khi tỷ giá giảm xuống 1%, giá nhập khẩu hàng hóa sẽ tăng lên 184.5%. Ngoài ra, nếu tăng giá thành sản xuất hàng hóa ở Việt Nam lên 1%, giá nhập khẩu cũng sẽ tăng lên 267%.

Có thể giải thích rằng, khi tăng giá thành khiến giá bán của hàng nội địa sẽ tăng lên, dẫn đến nhu cầu hàng nhập khẩu tăng. Khi cầu > cung, giá nhập khẩu hàng hóa sẽ tăng cao.

Tín hiệu của mức độ tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu ở Việt Nam phù hợp với lí thuyết, và các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam bởi nhiều lý do: Thứ nhất, do thị trường Việt Nam không có tính cạnh tranh cao, đồng thời các nhà xuất khẩu nước ngoài có sức mạnh thị trường đáng kể nên đẩy toàn bộ những thay đổi trong tỷ giá và chi phí sản xuất về phía người mua. Thứ hai, nước ta gần như phải chịu những cú sốc liên tục từ tỷ giá, do đó, đặc điểm của biến động tỷ giá được coi như là vĩnh viễn (tỷ giá ổn định) dẫn đến sự tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu trong dài hạn là hoàn toàn. Thứ ba sự tác động này thường có xu hướng lớn hơn trong nền kinh tế có thu nhập thấp, nhỏ hơn và hội nhập hơn, nơi có một tỷ lệ cao của hàng hóa thương mại, khối lượng nhập khẩu cao, hàng hóa thay

thế trong nước bị hạn chế, và mức độ hội nhập cao với hệ thống thương mại toàn cầu. Những điều kiện này chắc chắn làm cho quốc gia đang phát triển như Việt Nam dễ nhạy cảm với biến động tỷ giá hơn do trên thực tế, Việt Nam là một quốc gia có thu nhập thấp, mức độ hội nhập cao, tuy không phụ thuộc quá nhiều vào một đối tác thương mại nào nhưng có một số hàng hóa nước ta không thể sản xuất được hay có sản xuất được thì chất lượng không bằng hoặc giá cả cao hơn nên người tiêu dùng không thể mua hàng hóa trong nước. Cuối cùng, đồng tiền định giá hàng hóa cũng ảnh hưởng đến sự tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu ở Việt Nam. Lý do lựa chọn đồng tiền định giá, được nghiên cứu ở nhiều công trình khoa học ( Devereux và Engel – 2001; Bachetta và Van Wincoop – 2001; Giovannini – 1988) được cho là tính ổn định của nội tệ. Một nước với đồng tiền quốc gia kém ổn định có tỷ lệ nhập khẩu khá lớn được định giá bằng ngoại tệ thì việc viết giá bằng ngoại tệ cũng sẽ có lợi hơn đối với các công ty chỉ kinh doanh trên thị trường nội địa. Trong tình huống này, tỷ giá có những tác động không chỉ đối với giá hàng hóa nhập khẩu, mà còn đối với giá hàng hóa phi thương mại, và tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu là hoàn toàn. Như vậy, nước ta có mức tác động lớn thì một khi đồng nội tệ bi phá giá tất yếu sẽ ảnh hưởng mạnh đến tỷ lệ lạm phát và ảnh hưởng đến an sinh xã hội, đồng thời gây khó khăn trong việc thực hiện chính sách tiền tệ độc lập cũng như việc thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu trong tương lai.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Sự tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu ở Việt nam (Trang 73)