0
Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

Giai đoạn 2007 nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM (Trang 62 -62 )

Đây là giai đoạn kinh tế thế giới cũng như kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn bởi cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu, diễn biến trên thị trường rất phức tạp và khó lường, vì thế mà từng năm Chính phủ đặt ra những mục tiêu ưu tiên khác nhau:

* Năm 2007, mục tiêu ưu tiên của Việt Nam là kiểm soát lạm phát. Trong bối cảnh kinh tế và thị trường tài chính quốc tế có nhiều biến động khó lường, NHNN sẽ vẫn duy trì chế độ tỷ giá ần như là cố định như trong giai đoạn trước đây nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát của mình.

* Năm 2008, sáu tháng đầu năm vẫn là mục tiêu kiểm soát lạm phát. Trước hậu quả to lớn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra đối với nền kinh tế thế giới, cùng nhữn tác động bất lợi đến kinh tế trong nước, Chính phủ đã chuyển hướng từ kiểm soát lạm phát sang ngăn ngừa suy giảm kinh tế vào 6 tháng cuối năm.

* Năm 2009 – 2010, vẫn tiếp tục mục tiêu phòng ngừa lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, bền vững.

Trong cá báo cáo của NHNN trong giai đoạn này, NHNN đều tuyên bố Việt Nam đang theo đuổi chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt có điều tiết.

Hình 2.7 Diễn biến tỷ giá VND/USD từ 1/2007 đến 12/2010

Khác với giai đoạn trước, từ năm 2007 đến nay, biểu đồ tỷ giá VND/USD chuyển biến liên tục và đầy kịch tính. Từ cuối năm 2006, lần đầu tiên trong điều hành tỷ giá, các NHTM niêm yết tỷ giá VND/USD ở mức thấp nhất. Nguyên nhân của hiện tượng này là nguồn cung USD tăng vọt chủ yếu từ nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Tỷ giá giảm làm gia tăng nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu, cán cân thương mại bị thâm hụt. Để cải thiện cán cân thương mại NHNN buộc phải điều chỉnh tỷ giá. Những ngày đầu năm 2007, NHNN đã tăng cường mua vào USD để gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên mặt trái của việc làm này là chỉ số lạm phát có dấu hiệu gia tăng do cung tiền tăng lớn. Chênh lệch lạm phát của Việt Nam so với Mỹ từ 2007 đến 2009 luôn cao, nhưng tỷ giá chính thức VND/USD dường như thay đổi không đáng kể trong thời gian đó, khiến VND bị định giá cao so với USD trong một thời gian dài đã góp phần làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu, đồng thời khuyến khích nhập khẩu. Nhập siêu của Việt Nam tăng nhanh liên tục từ 2,7 tỷ USD năm 2006 lên 10,4 tỷ USD năm 2009.

Hình 2.8 Chỉ số giá nhập khẩu của Việt Nam từ 2007 đến 2010

Nguồn: Tổng hợp từ IMF

Số liệu thống kê cho thấy xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2010 tăng đều theo các năm, nhưng năm 2008 chỉ tăng đến tháng 07/2008 sau đó giảm dần; đến tháng 10/2009, xuất khẩu có xu hướng hồi

phục. Dù đã có dấu hiệu hồi phục nhưng đến tháng 04/2010 kim ngạch xuất khẩu vẫn chưa bằng trước lúc giảm năm 2008. Sự sụt giảm này một phần do tác động thu hẹp thị trường xuất khẩu của khủng hoảng tài chính và một phần tác động của tỷ giá hối đoái được định giá cao.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM (Trang 62 -62 )

×