Bảng 2.8 Bảng thanh toán lương của phòng khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác trả lương tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 54)

II CHỈ TIÊU ÍT QUAN TRỌNG

Bảng 2.8 Bảng thanh toán lương của phòng khách hàng cá nhân

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ViỆT NAM CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG

DANH SÁCH TẠM ỨNG LƯƠNG KINH DOANH KỲ IITHÁNG 12 NĂM 2010 THÁNG 12 NĂM 2010

PHÒNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - ĐÃ TRỪ THUẾ TNCN

STT Họ và tên HS

LCB

HS

LKD N.công Lương kỳ I+II L kỳ I T Toán Lương kỳ II Cđoàn phí

tạm ứng kỳ

I Thuế TNCN thực lĩnh

1 Đỗ Thị Thu Nga 2.96 2.6 23 8896400 2900800 5995600 73000 2900800 444820 5477780

2 Nguyễn Thị Thu Phương 2.65 3 23 9515000 2597000 6918000 73000 2597000 475750 6369250

3 Hoàng Đức Trung 2.65 2.6 23 8592600 2597000 5995600 73000 2597000 429630 5492970

4 Trần Thị Tuất 3.58 3.4 23 11348800 3508400 7840400 73000 3508400 634880 7132520

5 Nguyễn Thị Ngọc Ánh 3.27 3 23 10122600 3204600 6918000 73000 3204600 512260 6332740

Tổng cộng 15.11 14.6 115 48475400 14807800 33667600 365000 14807800 2497340 30805260

Mô tả cách tính lương cho Cán bộ tín dụng phòng khách hàng doanh nghiệp cá nhân, Nguyễn Thị Thu Phương, có hệ số lương cơ bản là 2,65. Hệ số lương kinh doanh là 3,0. Trong tháng, cán bộ đi làm đủ ngày công lao động (23 ngày). Tiền lương tháng của cán bộ này được xác định như sau:

Tiền lương kỳ I (lương cơ bản):

LCB = 2,65 * 980.000 = 2.597.000 (đồng/tháng) Tiền lương kỳ II ( lương kinh doanh):

LKD = 3 * 2.306.000 đồng =6.918.000 ( đồng/tháng) → tổng tiền lương tháng: 2.597.000 + 6.918.000= 9.515.000 (đồng/tháng) Theo chế độ quy định về Thuế thu nhập cá nhân thì Chị phương sẽ bị khấu trừ đi

9.515.000 * 5% = 475.750 (đồng/tháng)

Vậy, số tiền thực lĩnh mà chị Phương được hưởng sau khi đã khấu trừ Thuế TNCN, Công đoàn phí (73.000đồng) và tạm ứng lương kỳ I là:

6.918.000 đồng – 475.750 đồng – 73.000 đồng = 6.369.250 đồng

- Giả sử chị Phương nghỉ làm 2 ngày không lương, thì số tiền thực lĩnh mà chị ấy nhận được sẽ bị trừ đi 2 ngày nghỉ đó (sẽ được tính theo mức lương kinh doanh), tức là

6.369.250 đồng – (6.918.000 đồng / 23 ngày)*2 ngày = 5.767.684 đồng

Chi thưởng trong lương

- Quý II năm 2010, cán bộ Phương được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ và quý IV được đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiền thưởng trong lương cán bộ trên được hưởng là 1,5 tháng lương:

9.515.000 đồng/tháng * 1,5 tháng = 14.272.500 đồng

Vậy tiền lương bình quân thực tế hưởng của cán bộ trên:

9.515.000 đồng/tháng + 14.272.500/12 tháng = 10.704.375 đồng/tháng

Tương tự tính cho các người khác trong phòng, như danh sách tạm ứng lương kinh doanh kỳ II trên.

Theo tình hình thực hiện việc phân phối quỹ tiền lương tại chi nhánh là hoàn toàn hợp lý. Quỹ lương hàng tháng luôn được tính toán gắn chặt với tình hình hoạt động kinh doanh và sự biến động lao động thực tế và được tính toán cụ thể rõ ràng, cụ thể.

Tuy nhiên, theo kết quả của cuộc điều tra thì người lao động cho rằng tiền lương tuy đã đáp ứng được cuộc sống của họ nhưng mức lương này vẫn chưa cao, chưa đáp ứng kịp với tốc độ tăng giá các mặt hàng tiêu dùng như hiện nay. Hơn nữa, việc tính toán trả lương cho người lao động còn chậm chạp, thiếu chính xác. Riêng đối với cán bộ lao động tiền lương lại cho rằng quy chế trả lương đang áp dụng còn nhiều điểm chưa chặt chẽ, chưa có sự gắn kết giữa các bộ phận phòng ban, việc tính toán tiền lương còn cân nhắc chưa rõ ràng. Cán bộ tiền lương cho rằng quy chế hiện tại không phải là bất hợp lý song trong thời gian tới cần có sự cải thiện sao cho phù hợp, kịp thời với thời kỳ bão giá như hiện nay.

PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI LƯƠNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI

NHÁNH NAM THĂNG LONG

Sau khi phân tích, đánh giá thực trạng công tác trả lương tại chi nhánh Nam Thăng Long em đã rút ra được một số ưu điểm cũng như nhược điểm đang còn tồn tại. Chính vì thế, em đã nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những nhược điểm trên.

3.1 Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện chuyên môn

Đánh giá thực hiện công việc chuyên môn là một điều kiện không thể thiếu trong công tác trả lương của chi nhánh. Đây là cơ sở rất quan trọng giúp Ban lãnh đạo có thể tiến hành trả lương một cách chính xác và công bằng.

Như chúng ta thấy, phương pháp đánh giá công việc của chi nhánh được áp dụng theo phương pháp cho điểm, và cách tính điểm dựa trên mức cao nhất mà cán bộ nào đó trong phòng đạt được để từ đó đánh giá và tính toán hệ số lương của các nhân viên khác trong phòng. Bên cạnh những tạo được môi trường làm việc cạnh tranh, năng động thì cách áp dụng phương pháp đánh giá này cũng đã tạo ra một áp lực lớn, căng thẳng và đặt ra những yêu cầu cao hơn rất nhiều so với khả năng mà người lao động thực hiện được. Hơn nữa, theo báo cáo số liệu tính lương kinh doanh tháng 3 năm 2011 của Phòng Khách hàng cá nhân thì các chỉ tiêu đặt ra để xác định hệ số lương đều là định lượng. Đó là, trong tổng điểm là 100 điểm thì chỉ tiêu tín dụng chiếm 50 điểm, huy động vốn 25 điểm, phí dịch vụ (/KH giao) chiếm 10 điểm, còn lại 15 điểm bao gồm các chỉ tiêu ít quan trọng hơn là thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế, lắp đặt và duy trì máy EDC… Việc đánh giá thực hiện chuyên môn như thế này, trong một thời gian ngắn sẽ là giải pháp hữu hiệu và sẽ kích thích người lao động hăng say làm việc. Nhưng áp dụng trong dài hạn thì sẽ tạo ra sự mệt mỏi, căng thẳng tại môi trường công sở vốn đã có nhiều vấn đề tồn tại. Đồng thời việc tính điểm dựa vào mức cao nhất cũng còn nhiều hạn chế, không thể đánh giá đúng được thực lực làm việc của người lao động. Không hề gắn với mục tiêu kế hoạch đặt ra cho từng cá nhân riêng biệt. Vì thế, để việc đánh giá thực hiện chuyên môn trở thành công cụ đắc lực dành riêng cho Ban lãnh đạo cũng như làm hài lòng người lao động thì em xin đưa ra một phương pháp đánh giá thực hiện chuyên môn cho từng cán bộ công nhân viên như sau:

Đánh giá dựa trên 2 chỉ tiêu với tổng số điểm 100 điểm, trong đó:

 Chỉ tiêu định lượng : 75 điểm

 Chỉ tiêu định tính : 25 điểm

Bảng 3.1: Bảng tính điểm chỉ tiêu định lượng

Chỉ tiêu Kết quả Điểm Ghi chú

Dư nợ cho vay ≥ 120% mức KH 35 Mức kế hoạch (KH) là mức được giao trong kỳ do đơn vị giao từng cá nhân

80% - <120% mức KH >5-< 35 < 80% mức KH 5

Huy động vốn ≥ 120 % mức KH 30 Mức kế hoạch là mức được giao trong kỳ do đơn vị giao từng cá nhân

80% -<120%mức KH >8-<30 < 80% mức KH 8

Phí dịch vụ < 2%mức KH 10 Phí dịch vụ phân theo quy định của NHCT

Bảng 3.2: Bảng đánh giá các chỉ tiêu định tính

Theo cách đánh giá mới này thì tổng số điểm chị Phương đạt được sẽ là:

Các chỉ tiêu đánh giá ĐIỂM

1. NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC 5

- Không thể thực hiện được chức trách nhiệm vụ nếu không được hướng dẫn

chỉ đạo 1

- Đôi khi cần hướng dẫn mới thực hiện được chức trách nhiệm vụ 2 - Chỉ cần hướng dẫn những vấn đề mới hay trường hợp đặc biệt 3 - Có đầy đủ hiểu biết để thực hiện chức trách nhiệm vụ 4 - Luôn luôn thực hiện trách nhiệm vụ một cách hoàn hảo 5

2. KHẢ NĂNG TỰ CHỦ 5

- Chưa quyết đoán khi thực hiện công việc 1

- Phải cố gắng mới tự quyết định được công việc 2

- Quyết định thường đúng đắn 3

- Quyết định rất vững vàng và đúng đắn 4

- Rất thận trọng, quyết định hoàn toàn chính xác. 5

3. VĂN MINH GIAO TIẾP: 5

- Chưa cởi mở thân thiết với khách hàng và đồng nghiệp 1 - Có ý thức giao tiếp với khách hàng, có thể kết hợp làm việc theo nhóm 2 - Được khách hàng và cộng sự tin tưởng, hợp tác tốt trong công việc 3 - Luôn luôn chủ động cộng tác với đồng nghiệp và khách hàng 4 - Hoàn toàn được khách hàng các cộng sự kính nể, mén phục 5

4. Ý THỨC TỔ CHỨC, KỶ LUẬT: 5

- Nghỉ việc nhiều, thường xuyên làm việc riêng trong giờ làm việc 1

- Thỉnh thoảng đi muộn về sớm 2

- Đảm bảo thời gian làm việc, ít vắng mặt không có lý do 3 - Không đi muộn, về sớm, thực hiện tốt nôi quy lao động 4 - Nhân viên mẫu mực về ý thức tổ chức kỷ luật, nội quy lao động 5

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác trả lương tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w