Thiết kế chương trình giáo dục

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG THIẾT KẾ VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC (Trang 57)

Trên cơ sở mục tiêu của chương trình giáo dục được xác định ở mức khái quát, qui định những năng lực mà người học phải có sau khi học xong môn học (hoặc một khoá đào tạo), công việc thiết kế chương trình giáo dục thực sự bắt đầu.

Thực ra chu trình thiết kế cơ bản một chương trình khoá học hay môn học bắt đầu từ khâu xác định nhu cầu

Tuy nhiên, sau khi xác định được mục tiêu của chương trình (từ tổng quát đến cụ thể) thì việc thiết kế đi vào những công việc cụ thể, chi tiết đòi hỏi sự nỗ lực hợp tác của một tập thể những chuyên gia thiết kế chương trình giáo dục và các nhà giáo có kinh nghiệm (đôi khi sinh viên cũng được mời tham gia vào quá trình này).

Có những phương pháp và mô hình đặc thù cho việc thiết kế chương trình giáo dục. Vấn đề này sẽ được bàn ở một chuyên đề khác.

3.2.3.1. Lựa chọn và sắp xếp nội dung đào tạo

Lĩnh vực nội dung là mối quan tâm chính trong thết kế chương trình một môn học. Điều đầu tiên cần đảm bảo là nội dung của bất kì chương trình nào cũng phải cập nhật, mới nhất có thể, đáp ứng mục tiêu của môn học đã được xác định.

Việc tổ chức nội dung của môn học rất khác so với việc tổ chức nội dung chương trình giáo dục một khoá học

Nội dung chương trình giáo dục một khoá học được tổ chức theo chương trình khung của Bộ GD&ĐT, nơi đã có chương trình chi tiết của khối kiến thức đại cương và thời lượng dành cho các khối kiến thức cơ sở của khối ngành, khối kiến thức ngành, chuyên ngành, nghiệp vụ và khoá luận tốt nghiệp.

Thí dụ: Các khối kiến thức của chương trình giáo dục cử nhân (210 đvht).

Xác định nhu cầu: - Sinh viên - Cộng đồng - Lĩnh vực kiến thức. Nêu mục tiêu từ tổng quát đến cụ thể. Thiết kế giảng dạy – đánh giá Thực hiện và đánh giá Hiệu chỉnh

Cử nhân khoa học Cử nhân Sư phạm

10đvht Khoá luận

1

26

- VII Khối kiến thức chuyên ngành 8-10 đvht. 36-38 đvht

khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm VI Khối kiến thức cơ sở chuyên ngành.

V Khối kiến thức cơ sở ngành.

IV Khối kiến thức cơ sở cốt lõi của ngành

III Khối kiến thức cơ bản của ngành.

II 5 đvht khối kiến thức cơ bản chung của nhóm ngành.

I 62-63 đvht khối kiến thức chung.

Tuỳ theo từng ngành, các trường xây dựng khung chương trình và chương trình chi tiết cho các khối III, IV, V, VI và VII, nối tiếp các khối kiến thức I, II đã được bộ ban hành và sử dụng.

Ở bậc đại học, mỗi môn học được xem như một khoa học, do vậy, việc tổ chức nội dung môn học phải tuân theo những tiêu chí cơ bản sau:

- Phải giới thiệu được đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học đó, thông qua các phạm trù, khái niệm, thuật ngữ đặc trưng.

- Phải giới thiệu được các phương pháp nghiên cứu đặc trưng; cách sử dụng các phương pháp ấy trong học tập và nghiên cứu môn học.

- Phải nêu được những thành tựu cơ bản của ngành khoa học và những ứng dụng của nó vào đời sống.

- Phải nêu được các vấn đề mà khoa học đó đang nghiên cứu, tìm lời giải.

Đương nhiên, việc sắp xếp nội dung môn học cũng phải tuân thủ các nguyên tắc như từ đơn giản đến phức tạp, từ cái chung đến cái riêng, từ cái đã biết đến cái chưa biết v.v.

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG THIẾT KẾ VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w