Phân biệt định hướng, mục đích, mục tiêu

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG THIẾT KẾ VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC (Trang 48)

Các bước phát triển chương trình giáo dục

3.2.2.1.Phân biệt định hướng, mục đích, mục tiêu

Trong khoa học giáo dục, các từ mục đích và mục tiêu thường được sử dụng thiếu sự giải thích cặn kẽ, tường minh, dẫn đến những cách hiểu khác nhau và nhất là cách đánh

giá khác nhau khi xác định chất lượng giáo dục (khi xem chất lượng là sự trùng khớp với mục tiêu).

Trong các sách về khoa học giáo dục bằng tiếng Anh có 3 từ chỉ các khái niệm tương tự “aim”, “goal”, “objective”.

Từ “aim” được giải thích là “mục đích”, “ý định”; từ “goal” chỉ “mục đích”, “mục tiêu”; còn “Objective” được giải nghĩa là “điều ao ước”, “mục tiêu” - (Từ điển Anh Việt. NXB Giáo dục 1997). Ngoài ra từ “purpose” cũng được dùng để chỉ khái niệm tương ứng với từ “aim”.

Trong 3 từ này trong các sách về giáo dục bằng tiếng Anh, từ “aim” có nghĩa rộng, bao hàm một định hướng trong phát triển giáo dục nói chung, từ “goal” có nghĩa hẹp hơn, chỉ cái đích mà giáo dục cần hướng tới, còn “Objectives” có nghĩa hẹp hơn nữa, như một mục tiêu cần đạt được của một chương trình giáo dục, một khoá học, thậm chí môn học, bài học.

3.2.2.1.1. Định hướng trong giáo dục (aims of education)

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của những tiến bộ nhanh chóng trong đời xã hội, trong phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ, do vậy xã hội cũng đòi hỏi nhà trường không ngừng phát triển chương trình giáo dục nhằm giúp người học có khả năng hoạt động, phát triển hiệu quả hơn trong cuộc sống xã hội hiện tại. Để làm việc đó, giáo dục cần được định hướng cho sự phát triển trong tương lai.

Định hướng “aim” là việc đưa ra một hình mẫu và một phương hướng để thiết kế các hoạt động đặc thù nhằm đạt tới một sản phẩm hay một hành vi trong tương lai. Định hướng là điểm xuất phát để tạo ra một hình mẫu lý tưởng, hay một tầm nhìn đầy cảm hứng đối với sản phẩm tương lai. Định hướng phản ánh những nhận định giá trị, những ước vọng và phương hướng để các nhà giáo dục thiết kế qui trình đào tạo.

Các nhà giáo dục thường rất khó khăn trong việc xác định các định hướng chung của toàn xã hội, song trong các định hướng chung đó chỉ có một số cần cho giáo dục. Thí dụ, Ralph Tyler đã xác định cho giáo dục Hoa Kỳ một số định hướng (aims):

1. Phát triển sự tự thể hiện của người học 2. Mọi người biết đọc biết viết

3. Khuyến khích sự năng động xã hội

5. Cung cấp công cụ cần thiết để lựa chọn có hiệu quả đối với các giá trị vật thể, phi vật thể và các dịch vụ.

6. Cung cấp công cụ cần thiết để tự học suốt đời

Ronald Doll xem định hướng trong giáo dục chỉ đề cập tới các khía cạnh về tri thức hay nhận thức, về cá nhân và xã hội hay về mặt tình cảm, và về tính hiệu quả. Theo ông:

1. Định hướng có liên quan tới tri thức, việc tiếp thu và thông hiểu kiến thức, kỹ năng giải quyết vấn đề, các phương pháp tư duy

2. Định hướng xác định quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội, cá nhân với các mối quan hệ qua lại. Định hướng này cũng bao gồm các khía cạnh về tình cảm, tâm lý, khả năng thích nghi với gia đình, cộng đồng.

Định hướng cũng xác định hiệu quả của nhà trường tới các khía cạnh khác của giáo dục, giúp các cá nhân hoạt động có hiệu quả nưoi làm việc, ở nhà cũng như với tư cách là một công dân, thành viên của xã hội.

Thêm vào các định hướng này có thể bổ sung: (1) định hướng thể chất, nhằm duy trì và phát triển một cơ thể khoẻ mạnh, (2) định hướng thẩm mĩ xác định giá trị của nghệ thuật, (3) định hướng đạo đức xác định giá trị của hành vi và (4) định hướng tâm hồn xác định sự thừa nhận và niềm tin đối với các giá trị thiêng liêng của dân tộc.

3.2.2.1.2. Mục đích trong giáo dục (Goals of Education)

Mục đích trong giáo dục là một cách xác định hình hài đầu ra của giáo dục. Theo Sowell mục đích của giáo dục phải trả lời câu hỏi sau: “ Một chương trình giáo dục, một môn học dự định dẫn người học đi theo hướng nào?”

Mục đích trong giáo dục chỉ đưa ra những phương hướng dự kiến, mà không đề cập một cách dạy học cụ thể nào. ở mức độ nhất định, mục đích nêu lên những đặc trưng cơ bản của người học cần đạt tới. Một chương trình giáo dục có mục đích là đào tạo sinh viên thanh người có văn hoá, có nghĩa là mong muốn sinh viên đạt được những kỹ năng tư duy phê phán, nhạy cảm với những nền văn hoá đa dạng và biết chịu trách nhiệm về sự học của mình.

Khi nói tới mục đích trong giáo dục, tức là nói tới mục đích của chương trình giáo dục haykết quả đầu ra mà ta mong muốn đạt được như sản phẩm của chương trình giáo dục. Ở đây không đề cập tới việc người thầy phải dạy ra sao để giúp sinh viên đạt mục

đích đó mặc dù vấn đề phương pháp dạy học cũng đã được đề cập ít nhiều trong chương trình giáo dục.

Khi phân tích mục đích của giáo dục chúng ta có thể xác định phạm vi cần bao quát của cả chương trình giáo dục. Mục đích khác với định hướng (aim) không phải là một tuyên bố mở. Đó là một tuyên ngôn đặc thù được xây dựng sao cho có thể hướng dẫn những người có trách nhiệm thiết kế chương trình giáo dục nhằm đạt mục đích đó.

Mục đích của giáo dục xuất phát từ các định hướng khác nhau trong giáo dục và là cơ sở để giáo viên và những người thiết kế chương trình giáo dục hướng việc học của sinh viên tới mục tiêu của môn học hay của cả khoá học.

Mục đích cũng được xác định ở các mức độ khác nhau: ở mức chung nhất mục đích gần với các định hướng, còn ở mức cụ thể hơn, mục đích có thể chỉ ra những kết quả cụ thể mà người học cần đạt tới.

Mục đích và định hướng khác nhau ở mức độ rộng, hẹp, chung và cụ thể. Định hướng chỉ ra một phương hướng chung nhất, thí dụ như “xây dựng nếp tư duy toàn cầu” hay “ tạo lập một nền văn hoá công nghệ”. Trong nhà trường sẽ có nhiều môn học của chương trình giáo dục giúp người học đạt tới định hướng đó. Định hướng trở thành mục đích khi được xây dựng cụ thể hơn trong một trường hay nhóm trường, hoặc là một bộ phận của chương trình giáo dục. Thí dụ, định hướng “xây dựng nếp tư duy toàn cầu” trở thành nội dung của một chương trình giáo dục khi nói “sinh viên phải nhận biết được các dân tộc khác nhau trên thế giới và vai trò của nó trong cả cộng đồng nhân loại”. Có nhiều cách xây dựng mục đích của giáo dục.

Sau đây là một vài ví dụ về cách hiểu mục đích của giáo dục.

Hội tư vấn và phát triển chương trình giáo dục (Association for Supervision and Curriculum Development):

1. Học cách tự khái niệm hoá (self conceptualization) 2. Học cách hiểu người khác

3. Phát triển các kỹ năng cơ bản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Phát huy hứng thú và năng lực học suốt đời 5. Trở thành thành viên có trách nhiệm của xã hội 6. Phát huy sức khoẻ thể chất và tinh thần

8. Tham gia vào đời sống kinh tế sản xuất và tiêu dùng 9. Sử dụng kiến thức tổng hợp để hiểu thế giới

10. Sẵn sàng trước mọi thay đổi

Hội Phi Delta Kappa

1. Học để trở thành công dân tốt

2. Học cách tôn trọng và sống chung với những người suy nghĩ, ăn mặc và hành động khác nhau.

3. Học cách hiểu những thay đổi đang diễn ra trên thế giới 4. Phát triển kỹ năng đọc, viết, nghe, nói

5. Hiểu và thực hành các tư tưởng và nguyễn tắc đạo đức 6. Học cách đánh giá và sử dụng thông tin

7. Phát triển các kỹ năng thâm nhập vào một lĩnh vực công việc đặc thù. 8. Phát huy ước vọng học bây giờ và trong tương lai

9. Thực hành và hiểu các ý tưởng về sức khoẻ và sự an toàn 10. Tôn trọng văn hoá và cái đẹp của thế giới

3.2.2.1.3. Mục tiêu của giáo dục (Objectives of education)

Khác với định hướng (aim), mục đích (goal) mục tiêu (objective) được xác định cụ thể, tường minh. Từ định hướng, cái chung nhất, một khung chiến lược dài hạn, tới cái ngắn hạn, cụ thể hơn.

Có thể minh hoạ bằng sơ đồ sau:

Triết lý về chương trình giáo dục → định hướng → mục đích → mục tiêu

Thí dụ: đối với chương trình giáo dục về khoa học tự nhiên, các nhà thiết kế có thể đặt mục đích là “ phát triển các kỹ năng xử lý thông tin của sinh viên khi tiếp cận tài liệu khoa học”. Từ mục đích này có thể có hàng loạt các mục tiêu cụ thể căn cứ trên triết lý và nguyên tắc xây dựng chương trình giáo dục.

Mục tiêu trong giáo dục có thể được xây dựng ở nhiều mức khác nhau. Bắt đầu là mục tiêu chung nhất (thường là sản phẩm đầu ra của một chương trình giáo dục cụ thể, một khoá học, môn học hay bậc học) tới mục tiêu cụ thể là một giờ học.

Orstein chia mục tiêu giáo dục thành 3 mức: 1) mục tiêu của chương trình (liên quan tới các môn học) ở các bậc học; 2) mục tiêu của khoá học và; 3) mục tiêu của lớp học bao gồm mục tiêu môn học và giờ học. Mục tiêu (1) và (2) do các nhà thiết kế chương trình giáo dục hoạch định, mục tiêu (3) do giáo viên căn cứ vào mục tiêu (1) và (2) tự xác định.

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG THIẾT KẾ VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC (Trang 48)