Một cách tiếp cận tổng hợp trong thiết kế chương trình giáo dục

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG THIẾT KẾ VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC (Trang 26)

Alvin Toffler, nhà tương lai học thường có những dự đoán trong vòng 30 năm, đã từng nói “Tình trạng mù chữ của năm 2000 sẽ không phải là người ta không biết đọc, biết viết, mà bởi vì họ không thể học và học mãi”. Trong trường hợp này, những khái niệm truyền thống về nhà trường, lớp học, hồ sơ lưu trữ v.v chắc chắn sẽ phải thay đổi. Và vấn đề quan trọng hơn là chương trình giáo dục phải được thiết kế và tổ chức sao cho mọi người có thể được tiếp cận ở mọi lúc, mọi nơi thuận lợi nhất cho họ.

Một trong những cách tiếp cận để thiết kế kiểu chương trình giáo dục như vậy là cách thiết kế theo modun và được tổ chức thực thi theo phương thức tích luỹ (tín chỉ).

Modun là một đơn vị kiến thức tương đối hoàn chỉnh, hướng tới một đầu ra nhất định và có thể lắp ghép với một hoặc vài modun khác thành một đơn vị kiến thức lớn hơn, hướng tới một đầu ra lớn hơn. Trong học chế tín chỉ, modun có những đặc điểm sau:

- Modun có giá trị bằng một số tín chỉ chuẩn. - Mỗi modun có nội dung và mục tiêu xác định.

- Các modun có giá trị lớn hơn có số tín chỉ là bội số của modun chuẩn. - Được kiểm tra đánh giá sau khi kết thúc.

- Được dạy - học trong một học kì.

- Sinh viên có thể học tập, tích luỹ số tín chỉ của modun bằng nhiều cách + Lên lớp lí thuyết + Thực hành, thí nghiệm + Xeminar + Trợ giảng + Lập hồ sơ + Tự học, tự nghiên cứu - Có 3 loại modun

+ Modun cốt lõi + Modun tự chọn + Modun tuỳ ý.

Chương trình giáo dục được thiết kế dưới dạng modung thường có hai loại như sau:

- Số modun cốt lõi (bắt buộc)

- Số modun tự chọn (bắt buộc và tuỳ ý).

Chương trình giáo dục được thiết kế dưới dạng modun và được tổ chức theo học chế tín chỉ cho phép người học tự tổ chức kế hoạch học tập cho riêng mình tuỳ thuộc vào điều kiện của bản thân, không phụ thuộc vào không gian và thời gian. Điều kiện duy nhất họ phải theo là tích luỹ đủ số modun (tín chỉ) cần thiết cho một văn bằng. Còn bằng cách nào, mất bao nhiều thời gian tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân người học. Với chương trình giáo dục và cách tổ chức như vậy, người học có thể học thêm chuyên môn mới, hoặc thậm chí một kĩ năng riêng lẻ vào bất kì lúc nào họ muốn.

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG THIẾT KẾ VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w