Những thông tin về người học

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG THIẾT KẾ VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC (Trang 47)

Các bước phát triển chương trình giáo dục

3.2.1.2.Những thông tin về người học

Một môn học được dạy - học thành công, có hiệu quả khi người thiết kế có đầy đủ thông tin về người học.

3.2.1.2.1. Kiến thức trước khi bắt đầu môn học

Việc tìm hiểu, phân tích kiến thức nền của người học đủ để tiếp thu môn học mới là rất cần thiết trước khi dạy môn học cũng như thiết kế một môn học mới. Bắt đầu một môn học bằng những kiến thức quá xa lạ, hoặc bằng những kiến thức mà đa số người học đã biết đều gây hậu quả xấu như nhau, hoặc hoang mang, lo sợ hoặc thất vọng, chán nản.

Nếu có đầy đủ các thông tin về kiến thức đầu vào của người học, giáo viên sẽ có chiến lược phù hợp trong việc thiết kế chương trình môn học, hoặc sẽ có kế hoạch dạy học môn học phù hợp nhất với một đối tượng cụ thể.

3.2.1.2.2. Thái độ

Thái độ của người học đối với một môn học cụ thể có thể ảnh hưởng tới kết quả học tập của họ. Do vậy, nhất thiết phải xem xét thái độ của người học khi thiết kế một khoá học để có các biện pháp thay đổi thái độ tiêu cực, tác động đến sự hứng thú, nhiệt tình của sinh viên với môn học. Bổ sung các tài liệu mới, bổ ích, giáo viên nhiệt tình với sinh viên, với môn học là những biện pháp có tác động tốt, giúp sinh viên phát triển thái độ tích cực đối với môn học.

3.2.1.2.3. Những mong đợi của người học đối với môn học

Tìm hiểu những mong đợi của sinh viên đối với môn học, sẽ giúp giáo viên hoặc người thiết kế điều chỉnh nội dung môn học nếu có thể, hoặc sẽ có những biện pháp phù hợp để điều chỉnh những mong đợi của họ.

3.2.1.2.4. Người học có kinh nghiệm công tác

Những người học đã trải qua một vài năm công tác có thể đem đến lớp học những kinh nghiệm đa dạng về thực tế cuộc sống khi áp dụng các kiến thức, kĩ năng học được trong nhà trường vào môi trường công việc. Những sinh viên này cũng có mục tiêu học tập, phương pháp học tập rất khác so với những sinh viên bình thường. Đồng thời họ cũng gặp những khó khăn mà có thể những sinh viên khác không gặp, như kĩ năng sử dụng máy tính, thư viện, kĩ năng nghiên cứu v.v.

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG THIẾT KẾ VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC (Trang 47)