Các bước phát triển chương trình giáo dục
3.2.1.1. Mối quan hệ giữa môn học với mục đích, mục tiêu của cả chương trình giáo dục
Như vậy theo T. Wentling, phát triển chương trình giáo dục là quá trình thiết kế chương trình giáo dục. Sản phẩm của quá trình này là một bản kế hoạch mô tả chương trình giáo dục đầy đủ từ mục tiêu (chi tiết cụ thể), nội dung (kiến thức, kỹ năng, thái độ), phương pháp đào tạo, các phương tiện hỗ trợ đào tạo, tới phương pháp, cách thức đo lường, đánh giá kết quả học tập của sinh viên (đối chiếu với hệ mục tiêu). Tuy nhiên, chương trình giáo dục sau khi được thực thi, được đánh giá thì những thông tin phản hồi đó luôn được sử dụng ngay trong các giai đoạn của quá trình đào tạo để hoàn thiện chương trình giáo dục. Khi kết thúc một chu trình đào tạo thì việc đánh giá toàn bộ chương trình giáo dục, thông tin phản hồi, kết hợp với sự phân tích nhu cầu đào tạo sẽ làm cơ sở cho việc cải tiến hoặc thiết kế mới chương trình giáo dục cũng sẽ được hoàn thiện, phát triển không ngừng cùng với quá trình đào tạo.
3.2.1. Phân tích nhu cầu
Khi bắt đầu thiết kế một chương trình môn học cũng như chương trình của một khoá đào tạo, việc đầu tiên mà các nhà giáo dục cần làm là phân tích nhu cầu.
Trong thiết kế chương trình một môn học, việc phân tích nhu cầu nhằm tới các đối tượng sau:
1) Mối quan hệ giữa môn học với mục đích, mục tiêu của cả khoá đào tạo. 2) Những thông tin về người học.
3) Các nhu cầu của xã hội đối với người học sau tốt nghiệp. 4) Những ưu tiên đào tạo của nhà trường.
3.2.1.1. Mối quan hệ giữa môn học với mục đích, mục tiêu của cả chương trình giáo dục dục
Mỗi môn học là một bộ phận cấu thành của cả chương trình giáo dục. Những mối quan hệ giữa các môn học với các môn học khác trong chương trình giáo dục, với các hoạt động của người học trong và ngoài lớp học được hoạch định càng chặt chẽ, khoa học
bao nhiêu thì hoạt động giảng dạy, học tập càng có hiệu quả bấy nhiêu. Do vậy, khi thiết kế chương trình một môn học, việc quan trọng là phải nghiên cứu mối quan hệ của nó với các môn học khác trong chương trình của cả khoá đào tạo.
Thông thường chương trình một khoá đào tạo nhằm 3 mục tiêu cơ bản gắn liền với các môn học như sau:
1) Tất cả mọi sinh viên đều phải có những năng lực cơ bản dù họ theo học ở bất kì một chương trình gì.
2) Sinh viên phải có những năng lực chuyên biệt liên quan đến những yêu cầu của các môn học bắt buộc.
3) Sinh viên phải có những năng lực chuyên biệt liên quan đến những môn học tự chọn (bắt buộc).
Như vậy, trong chương trình một khoá đào tạo sẽ có các môn học cốt lõi, các môn học bắt buộc, các môn học tự chọn với các mục tiêu của mình được sắp xếp theo một trình tự logic, nhằm đào tạo sinh viên đáp ứng mục tiêu chung của cả chương trình giáo dục.
Việc liên kết mục tiêu của một môn học với mục tiêu chung của cả khoá đào tạo phải được nghiên cứu cẩn thận. Ví dụ, kĩ năng nói trước công chúng được xác định là một năng lực cơ bản mà mỗi sinh viên phải có sau khi tốt nghiệp, thì môn học hùng biện sẽ được đưa vào thời điểm nào, kéo dài bao lâu, những môn học nào cần được dạy trước làm cơ sở cho môn hùng biện, những môn học nào sẽ giúp củng cố năng lực này sau khi môn hùng biện kết thúc v.v.