Phương án thành lập Ban Kinh tế Trung ương

Một phần của tài liệu Tư liệu học tập Nghị quyết TvW 6 (Trang 69)

- Tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng trường học xuống cấp và quá tạm bợ ở vùng sâu, vùng xa; thực hiện tích cực việc luân chuyển giáo viên để giải quyết

b) Phương án thành lập Ban Kinh tế Trung ương

Về quan điểm chỉ đạo:

- Quán triệt sâu sắc và thực hiện nghị quyết Đại hội XI của Đảng, việc thành lập Ban Kinh tế Trung ương nhằm bảo đảm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với sự phát triển của đất nước nói chung, đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói riêng, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế.

- Xây dựng cơ quan tham mưu giúp việc của Trung ương Đảng có chất lượng cao, đủ tầm để chủ trì và phối hợp nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, tham mưu, đề xuất, thẩm định chuyên sâu các đề án về kinh tế - xã hội cùng với việc tiếp tục phát huy vai trò của tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội.

việc thành lập Ban Kinh tế Trung ương trong tình hình hiện nay, tạo sự thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên.

Về nguyên tắc:

- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ của Ban Kinh tế Trung ương, bảo đảm không chồng chéo, trùng lắp chức năng, nhiệm vụ với các cơ quan khác; kế thừa những nội dung phù hợp trong quyết định của Bộ Chính trị (Khoá IX) về chức năng, nhiệm vụ của Ban Kinh tế Trung ương và quyết định của Bộ Chính trị khoá X, khoá XI về chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Trung ương Đảng, đồng thời bổ sung những nội dung mới để đáp ứng yêu cầu thực tiễn và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

- Tổ chức bộ máy của Ban Kinh tế Trung ương coi trọng chất lượng, hiệu quả, bảo đảm tinh gọn, thiết thực; bố trí biên chế hợp lý trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Ban và chức danh, tiêu chuẩn của cán bộ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Có cơ chế hợp lý để sử dụng và phát huy trí tuệ của đội ngũ chuyên gia, cộng tác viên, nhà khoa học về lĩnh vực kinh tế - xã hội tham gia vào việc tham mưu, đề xuất, thẩm định, thẩm tra nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

Về chức năng, nhiệm vụ của Ban Kinh tế Trung ương

Một phần của tài liệu Tư liệu học tập Nghị quyết TvW 6 (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w