1. Vai trò của KH và CN.
- Xét về hình thái KT – XH, Mác – ăng ghen đã phân chia XH loài người trải qua 5 hình thái.
- Xét về mặt KHCN, xã hội loài người trải qua các giai đoạn: kinh tế nông nghiệp kinh tế công nghiệp kinh tế tri thức.
+ Trong nền kinh tế nông nghiệp: đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu làm tăng quy mô nền kinh tế, tạo ra sự giàu có chủ yếu.
+ Trong nền kinh tế công nghiệp: với những phát minh cơ khí, kinh tế hàng hóa bắt đầu phát triển; trong giai đoạn này, yếu tố làm tăng quy mô nền kinh tế là vốn (tiền); KHKT có bước phát triển mạnh.
+ Trong nền kinh tế tri thức: KHCN phát triển mạnh mẽ.
Tính từ lúc phát minh ra dòng điện đầu tiên đến lúc ra đời nhà máy điện đầu tiên mất 120 năm để từ phát minh KH thành sản phẩm CN.
Đến cuối thế kỷ 19, mất 70 năm để 1 phát minh KH thành 1 sản phẩm thương mại (vd: ô tô).
Đến đầu thế kỷ 20, mất 30 năm để 1 phát minh KH thành 1 sản phẩm thương mại. Cuối thế kỷ 20, mất 5 - 10 năm để 1 phát minh KH thành 1 sản phẩm thương mại. Trong 150 năm trở lại đây, thời gian để từ 1 phát minh KH thành 1 sản phẩm thương mại ngày càng rút ngắn.
2. Kinh tế tri thức.
Nền kinh tế tri thức: là nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức, tri thức chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản phẩm xã hội.
Trong nền kinh tế tri thức cần có cơ chế bảo vệ tri thức phát minh ra: Luật sở hữu trí tuệ ra đời.
Gắn với sự phát triển của KT thị trường là sự phát triển của KHCN: Thứ nhất, KH cơ học vật lý: nghiên cứu động lực, cơ khí.
Thứ hai, KH mô phỏng: năm 2002, tại Tp HCM thành lập Trung tâm KH tính toán: làm thí nghiệm mô phỏng trên máy tính, tính toán, đo đếm kết quả.
Thứ ba, KH liên quan vật liệu: vật liệu có tính chất đặc biệt, vd: vật liệu polyme, vật liệu nanô.
Thứ tư, Công nghệ sinh học: nghiên cứu quá trình tăng trưởng của động vật, thực vật, vd: từ giống thanh long thường lai tạo ra thanh long ruột đỏ.
Các quốc gia muốn cạnh tranh hiệu quả với nhau phải đầu tư thích đáng cho KHCN. Các nước số lượng người làm KHCN như thế nào :
Tỷ lệ người làm khoa học / tổng dân số của Việt Nam = 1/8 thế giới.
2. Số vốn đầu tư cho KHCN của các nước trên thế giới:
3. Xã hội thông tin:
Xã hội thông tin dựa trên 03 tiền đề:
1. Ai xử lý thông tin nhanh, người đó thắng cuộc, đánh giá cao tốc độ xử lý thông tin. VD: cứ 5 năm tốc độ xử lý thông tin lại tăng gấp đôi; trước đây tính toán bằng đầu óc xử lý bằng máy cơ học máy tính điện tử.
2. Sự ra đời các phương tiện tiếp nhận thông tin: VD: cảm biến, dán vào thân cây cầu có thể đo được tần số rung…
3. Khả năng phát tán thông tin nhanh, với quy mô lớn thông qua internet, với các ứng dụng: lưu trữ dữ liệu thông tin khổng lồ và có thể truy nhập dễ dàng (bản đồ Google
STT Quốc gia Số người làm KHCN/số dân
Tỷ lệ % trên tổng dân số 1. Mỹ 1,4 triệu người/314 triệu dân 0,45%
2. Trung Quốc 1,2 triệu người/1,3 tỷ dân 0,09% 3. Nhật 656.000 người/127 triệu dân 0,51% 4. Đức 327.000 người/82 triệu dân 0,4% 5. Hàn Quốc 246.000 người/48 triệu dân 0,45% 6. Nga 442.000 người/140 triệu dân 0,3% 7. Việt Nam 45.000 người/ 87 triệu dân 0,05%
8. Thế giới 0,4%
STT Quốc gia Vốn đầu tư cho KHCN (2010)
1 Mỹ 400 tỷ USD
2 Trung Quốc 149 tỷ USD
3 Nhật 140 tỷ USD
4 Đức 86 tỷ USD
5 Hàn Quốc 53 tỷ USD
map); khả năng trao đổi thông tin (phát tán video clip, hình ảnh trên blog, facebook). Tuy nhiên, có mặt trái: bôi nhọ, nói xấu, phát tán thông tin sai trái với dụng ý xấu.
Phần 2: Khái quát kinh tế Việt Nam và vai trò của KHCN trong nền kinh tế.
Trên thế giới, Mỹ, Nga, TQ phát triển nhanh kinh tế là nhờ KHCN. Đối với Việt Nam, từ 1986 đến nay, KHCN phát triển khá nhanh, đóng vai trò quan trọng nững chưa quyết định đối với sự phát triển của nền kinh tế.
So sánh vai trò của KHCN trong nền KT kế hoạch và KT thị trường:
- Thực tiễn nền KT kế hoạch ở LX, ĐÂ cuối 1980 và VN trước 1986 cho thấy, nền KT kế hoạch không đem lại năng suất lao động cao, không đem lại hiệu quả kih tế mong muốn. (Do Nhà nước quyết định làm cái gì, hưởng thụ như thế nào, có sự ỷ lại, không tạo động lực thi đua, phấn đấu giữa nghười lao động và doanh nghiệp).
- Đối với nền KT thị trường: Thị trường quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, vận hành theo cơ chế thị trường. Trong KT thị trường, nếu người lao động không năng động, tự phấn đấu vươn lên thì sẽ bị đào thải, thất nghiệp; còn doanh nghiệp chậm đổi mới, chậm áp dụng KHCN sẽ bị tụt hậu, phá sản. Nền kinh tế thị trường bắt buộc doanh nghiệp, người lao động phải tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, để làm được điều đó thì phải áp dụng KHCN vào sản xuất.
VD: Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel: doanh thu 2012 đứng đầu trong ngành viễn thông với 140.000 tỷ, nộp ngân sách nhà nước 10.400 tỷ đồng, vượt qua VNPT 10.000 tỷ (doanh thu VNPT 2012: 130.000 tỷ). Nguyên nhân: luôn chú trọng áp dụng KHCN vào quản lý, lao động; mở rộng thị trường; quản lý lao động tốt; có cơ chế tạo sự năng động, sáng tạo cho người lao động.
- KHCN được xác định là động lực phát triển kinh tế, đóng vai trò then chốt, nhưng sự đầu tư cho KHCN ở nước ta chưa thoả đáng. Sau đây là bảng so sánh các chỉ số đầu tư cho KHCN của các nước ASEAN (năm 2010):
Cả hai chỉ số Số người làm nghiên cứu chuyên nghiệp/tổng số dân và mức chi
tuyệt đối cho KHCN/bình quân đầu người của Việt Nam đều rất thấp so với những nước phát triển trong khu vực ASEAN.
Về tỷ lệ của các bên: Chính phủ, doanh nghiệp, Các trường đại học tham gia đầu tư cho nghiên cứu KHCN của các nước trên thế giới:
Trong tỷ lệ chi cho nghiên cứu KHCN của các nước phát triển trên thế giới, bình
quân doanh nghiệp chi từ 60 – 70 %; còn ở Việt Nam, Chính phủ chi là chủ yếu (70%). VD: Hiện nay ở Tp HCM, đã có 35 doanh nghiệp lập quỹ chi cho KHCN, trong số đó, 25 doanh nghiệp có quỹ đã đi vào hoạt động với tổng vốn 350 tỷ đồng, lớn gấp 2 lần số vốn Chính quyền Tp chi cho nghiên cứu KHCN.
- Vai trò cử Nhà nước trong việc thúc đẩy nền KHCN nước nhà phát triển:
+ Một là, Nhà nước xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp về thể chế kinh tế thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho thị trường KHCN phát triển.
+ Hai là, Tiếp tục cải tiến, tạo điều kiện cho các yếu tố là động lực thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển, từ đó tạo động lực thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng KHCN
STT Quốc gia Số người làm nghiên cứu chuyên nghiệp/ tổng số dân
Mức chi tuyệt đối cho KHCN/bình quân đầu người/năm
1 Singapo 27.000 người/5 triệu dân 1.340 USD/người 2 Malaysia 9.700 người/28 triệu dân 80 USD/người 3 Thái Lan 20.000 người/60 triệu dân 18 USD/người 4 Việt Nam 9.400 người/87 triệu dân 3,1 USD/người 5 Philippin 6.900 người/92 triệu dân 3,4 USD/người 6 Indonesia 35.000 người/231 triệu dân 1,6 USD/người
STT Quốc gia Doanh nghiệp chi (%) Trường đại học chi (%) Nhà nước chi (%) 1 Mỹ 70,3% 13,5% 11,7% 2 Trung Quốc 73% 8,5% 18,5% 3 Nhật 76,5% 14,5% 9% 4 Nga 60% 8,4% 31,6% 5 Hàn Quốc 74,8% 10,8% 14,4% 6 Việt Nam 30% 70%
vào sản xuất, kinh doanh. VD: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, tạo điều kiện và bắt buộc các cổ đông phải giám sát Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, hạn chế, ngăn chặn được tình trạng tham ô, tiêu cực.
+ Ba là, Nhà nước quan tâm đầu tư giải quyết các vấn đề y tế, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm thất nghiệm, chính sách an sinh xã hội… nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường.
+ Bốn là, Nhà nước chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài gắn với chuyển giao KHCN (dây chuyền công nghệ hiện đại); kiên quyết loại bỏ những dự án sử dụng dây chuyền lạc hậu về công nghệ, gây ô nhiễm môi trường.