KẾT LUẬN VỀ ĐỀ ÁN TIẾP TỤC SẮP XẾP, ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Tư liệu học tập Nghị quyết TvW 6 (Trang 32)

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KẾT LUẬN

3. Định hướng tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước

KẾT LUẬN VỀ ĐỀ ÁN TIẾP TỤC SẮP XẾP, ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

HIỆU QUẢ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Người bác cáo: Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh

Thực chất quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới, sắp xếp các doanh nghiệp nói cung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng diễn ra từ lâu, qua rất nhiều thời kỳ. Trong quá tình sắp xếp và đổi mới, trọng tâm là đẩy mạnh cổ phần hoá.Vấn đề này được thực hiện từ năm 1992. Qua mỗi thời kỳ có sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút ra bài học, tiếp tục có những giải pháp để hoàn thiện, bổ sung. Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX ban hành năm 2011 là bước ngoặt về đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Nghị quyết lần thứ IX, khoá IX tiếp tục khẳng định lại Nghị quyết Trung ương 3, đưa ra một số giải pháp mới để đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp.

Sự cần thiết ban hành kết luận của Trung ương về sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà nước:

Trước yêu cầu cần phải đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế Đại hội Đảng lần thứ XI đã đặt ra, đòi hỏi nền kinh tế phải cơ cấu lại, trong đó đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước cần cơ cấu lại một bước, nâng cao hiệu quả hoạt động để đáp ứng được vai trò của mình.

Hiện nay, chúng ta đã hội nhập rất sâu rộng vào các lĩnh vực của đời sống quốc tế, đặc biệt vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề trọng tâm, hất sức quan trọng. Muốn hội nhập được, phải nâng cao hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, trong đó có doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò quan trọng.

Nội dung cơ bản Kết luận số 50 - KL/TW:

* Đánh giá những kết quả đạt được sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX:

- Khẳng định doanh nghiệp nhà nước đã được sắp xếp lại một bước quan trọng. Trong 10 năm, đã sắp xếp được 5.374 doanh nghiệp, trong đó đã cổ phần hoá 3.976 doanh nghiệp, đến nay còn 1.060 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

- Hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp sau khi được cổ phần hoá, sắp xếp tăng lên. Năm 2011, vốn nhà nước ở các doanh nghiệp nhà nước 136.000 tỉ, đến năm 2010 tăng lên 700.000 tỉ. Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động có lãi. Theo kiểm toán nhà nước năm 2010, kiểm toán các tập đoàn tổng ty lớn, có 19/21 tập đoàn tổng ty lớn làm ăn có lãi và tỉ suất lợi nhuận đạt 18%,nộp ngân sách tăng từ 10 -30%. Doanh nghiệp lỗ giảm rất mạnh, từ năm 2001 đến nay, số doanh nghiệp lõ giảm từ 60% xuống còn 20%.

- Về quy mô sắp xếp: Số lượng doanh nghiệp nhà nước nhỏ, vừa giảm; số doanh nghiệp có quy mô vốn lớn tăng. Số doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỉ đồng, trước đây chiếm 59%, đến năm 2010 chỉ còn chiếm 9,3%.

Các doanh nghiệp sau cổ phần hoá: lợi nhuận tăng 3,2 lần; nộp ngân sách tăng 5,2 lần; vốn điều lệ tăng 1,56 lần; doanh thu tăng 1,9 lần; lao động tăng 12%; thu nhập tăng 28%. Qua cổ phần hoá đã thu về cho quỹ phát triển doanh nghiệp hơn 55.400 tỉ, số thu về này hơn gấp 2 lần bình quân so với số vốn bán đi.

Doanh nghiệp nhà nước đã tập trung vào những ngành, lĩnh vực, địa bàn quan trọng, then chốt, góp phần để kinh tế nhà nước tiếp tục thực hiện vai trò chủ đạo, điều tiết kinh tế vĩ mô, ổn định, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh quốc phòng:

+ Doanh nghiệp nhà nước trước năm 2001 hoạt động trên 60 ngành, lĩnh vực, đến nay chỉ tập trung vào 19 ngành, lĩnh vực.

+ Doanh nghiệp nhà nước đã cung cấp trên 85% sản lượng điện, xăng dầu; 90% dịch vụ viễn thông; 98% vận tải hàng không; 56% dịch vụ tài chính, tín dụng; 70% lượng gạo xuất khẩu; trên 80% phân bón hoá học cho nông nghiệp.

+ Doanh nghiệp nhà nước đóng góp 30% tổng thu ngân sách nhà nước; 33% tổng sản phẩm quốc nội.

+ Doanh nghiệp nhà nước đã trực tiếp tham gia vào các nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, thực hiện chính sách an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích cho quốc phòng an ninh, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, biển đảo.

Trong Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX, có nêu: đánh giá doanh nghiệp phải đánh giá một cách toàn diện cả về kinh tế, chính trị, xã hội, tổng hợp. Đây là một chức năng riêng có của doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay, có những lĩnh vực các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác không làm hoặc không được làm hoặc không có điều kiện để làm, vì không có lãi nên không bỏ vốn đầu tư (VD: ngành dầu khí).

- Về điều tiết nền kinh tế: Năm 2008, khủng hoảng kinh tế tài chính ở thế giới bắt đầu từ Mỹ. Năm 2009, lạm phát kinh tế rất cao. Chúng ta đã sử dụng toàn bộ lực lượng của doanh nghiệp nhà nước vào điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Hiện nay, cả nước ta có 62 huyện nghèo nhất nước. Trong đó có tiêu chí hộ nghèo chiếm tới 50% trở lên. Các doanh nghiệp đã xung phong nhận sự phân công của Chính phủ để hỗ trợ cho các huyện này, với số tiền 1.700 tỉ. Ngoài ra, có 42 doanh nghiệp, trong đó có các tập đoàn trong 2 năm đã đóng góp 2000 tỉ để giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.

* Những tồn tại, hạn chế:

- Việc sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn chậm. Số lượng doanh nghiệp hiện nay cần cổ phần hoá và tổng số vốn nhà nước không cần nắm giữ mà cần phải thu hồi về còn rất lớn. Trong 700.000 tỉ vốn, chúng ta mới chỉ sắp xếp, cổ phần hoá được khoảng 20%. Nguyên nhân do trong quá trình triển khai thực hiện, có những cơ chế, chính sách cần phải từng bước hoàn thiện, có những vướng mắc nhất định; quá trình định giá doanh nghiệp diễn ra rất lâu, mất thời gian; khi xác định cổ phần hoá phải phân loại doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi đưa ra cơ chế chọn đối tác là nhà đầu tư chiến lược tham gia vào quá trình cổ phần hoá rất khó khăn, đặc biệt nếu nhà đầu tư là nhà đầu tư nước ngoài. Thị trường có nhiều biến động, kinh tế suy giảm nên ảnh hưởng đến quá trình cổ phần hoá. Hiện nay, chúng ta có 700.000 tỉ vốn nhà nước, nhưng giá trị vốn nhà nước ở các doanh nghiệp cổ phần hoá là 3.952 tỉ, chiếm 16% tổng số vốn nhà nước.

- Trình độ công nghệ của nhiều doanh nghiệp vẫn còn lạc hậu, quản trị của một số doanh nghiệp vẫn còn yếu kém. Có một số tập đoàn, doanh nghiệp đã tiếp cận công nghệ rất tiên tiến, hiện đại (ngành dầu khí, bưu chính viễn thông, hàng không), tuy nhiên có nhiều doanh nghiệp công nghệ vẫn còn lạc hậu, có một số doanh nghiệp chưa đi đầu trong quá trình thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Cơ cấu ngành, lĩnh vực chưa hợp lý, vẫn còn dàn trải, còn nhiều lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ nhưng vẫn còn vốn nhà nước.

- Một số doanh nghiệp vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây thất thoát, lãng phí lớn vốn và tài sản nhà nước. Điển hình vụ VINASIN.

- Mô hình tổ chức Đảng trong doanh nhiệp nhà nước chưa hợp lý, vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng còn hạn chế.

* Nguyên nhân hạn chế, yếu kém:

- Chưa có sự thống nhất cao về nhận thức đối với doanh nghiệp nhà nước về vai trò, vị trí, sự cần thiết của doanh nghiệp nhà nước.

- Việc thể chế hoá và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng còn nhiều thiếu sót, sơ hở:

+ Do nhận thức về vai trò của doanh nghiệp nhà nước không đúng nên đã bỏ luật doanh nghiệp nhà nước, yêu cầu doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp chung.

+ Phân định chức năng quản lý nhà nước, quản lý của chủ sở hữu chưa rõ; cơ chế quản lý giám sát của chủ sở hữu còn bất cập.

- Trình độ công nghệ của nhiều doanh nghiệp còn thấp và lạc hậu, quản trị doanh nghiệp của nhiều doanh nghiệp vẫn còn yếu kém.

- Nhiều cán bộ quản lý doanh nghiệp năng lực còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu, một bộ phận suy thoái về đạo đức, lối sống, thậm chí vi phạm pháp luật.

Cần tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước:

- Quan điểm chỉ đạo: Xác định vai trò, vị trí của doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, là lực lượng vật chất quan trọng, là công cụ hỗ trợ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế, ổn định vĩ mô.

+ Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo quy luật khách quan của kinh tế thị trường. Dứt khoát phải có sự giám sát, kiểm tra và chi phối của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước.

+ Doanh nghiệp nhà nước phải tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả để có cơ cấu hợp lý, tập trung vào các ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng.

+ Những doanh nghiệp nhà nước có lợi thế do Nhà nước giao, có ưu thế độc quyền tự nhiên thì phải có cơ chế quản lý phù hợp, đảm bảo điều kiện kinh doanh một cách công bằng, bình đẳng, không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp.

+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc sắp xếp, đổi mới,phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, đổi mới và nâng cao vai trò của tổ chức đảng tại doanh nghiệp.

- Định hướng tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước:

+ Điều chỉnh, sắp xếp lại để doanh nghiệp nhà nước có một cơ cấu hợp lý. Nghị quyết Trung ương 3 Khoá IX đã xác định: phạm vi những doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn rất nhiều. Trong kết luận này, phạm vi các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn chỉ ở những lĩnh vực quan trọng, chi phối nền kinh tế, liên quan đến an ninh quốc phòng và ở những địa bàn quan trọng. Đây là sự đổi mới rất lớn.

+ Có những ngành, lĩnh vực quan trọng nhưng nhà nước chỉ giữ những khâu then chốt. VD: ngành điện, nhà nước chỉ giữ khâu quan trọng: khâu phân phối điện.

Doanh nghiệp nhà nước 100% vốn định hướng đến năm 2015 còn khoảng 692 doanh nghiệp. Đến năm 2020, còn khoảng 200 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp còn lại chia thành hai loại: loại nhà nước nắm giữ, chi phồi và loại nhà nước không nắm giữ chi phối.

Tất cả các doanh nghiệp được cổ phần hoá, nếu làm ăn bài bản, đúng luật pháp, đúng quy định đều có hiệu quả hơn trước khi cổ phần hoá.

- Áp dụng chế độ quản trị tiên tiến phù hợp với kinh tế thị trường và thực hiện nghiêm chế độ kiểm toán, kiểm tra, giám sát, công khai, minh bạch bằng việc mở rộng niêm yết trên thị trường chứng khoán. Luật chứng khoán quy định, đối với doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá trong vòng 01 năm phải niêm yết công khai, minh bạch trên thị trưởng tất cả các thông tin theo yêu cầu của thị trường, có sự tham gia giám sát của nhiều đối tượng, cổ đông, giám sát của xã hội.

- Xác định chức năng thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà nước và thực hiện an sinh xã hội của Nhà nước. Trong Kết luận xác định phải có cơ chế theo thị trường, nhưng nếu Nhà nước giao nhiệm vụ thì Nhà nước cơ bản phải chuyển sang đặt hàng cho doanh nghiệp.

- Kết thúc thực hiện thí điểm tập đoàn kinh tế nhà nước, xem xét chuyển một số tập đoàn kinh tế nhà nước thành tổng công ty. Tiếp tục nghiên cứu, thực hiện chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, kiêm bí thư đảng ủy, nghiên cứu chế độ thi tuyển đối với các chức danh quan trọng, chủ chốt trong các doanh nghiệp nhà nước.

- Nghiên cứu hình thành mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước. Có các ý kiến:

+ quản lý doanh nghiệp nhà nước đại diện chủ sở hữu.

+ đề xuất mô hình thành lập một cơ quan độc lập để quản lý khối doanh nghiệp nhà nuớc.

+ lập ra ủy ban giám sát như ở Trung Quốc để quản lý các doanh nghiệp này.

Hiện nay, Trung ương chưa có kết luận về vấn đề này; giao cho Ban cán sự Đảng Chính phủ tiếp tục nghiên cứu.

- Tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao phẩm chất, chính trị, đạo đức, năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp.

- Về tổ chức thực hiện: Trung ương giao cho Ban cán sự Đảng Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội nghiên cứu hoàn thiện các cơ chế chính sách, đặc biệt là các luật lệ. Hiện nay có ý kiến cho rằng, cần phải có luật doanh nghiệp nhà nước; ý kiến khác cho rằng nếu ra đời luật doanh nghiệp nhà nước là một bước lùi; có ý kiến cho rằng cần sửa Luật doanh nghiệp nói chung, trong đó có chương về doanh nghiệp nhà nước,vì doanh nghiệp nhà nước có đặc thù riêng là phải có vai trò quản lý của Nhà nước, Nhà nước phải cấp vốn..

+ Làm rõ mô hình tổ chức, quản lý

+ Ban Tổ chức Trung ương đề xuất đổi mới mô hình tổ chức của Đảng trong doanh nghiệp.

* Triển khai Kết luận số 50- KL/TW:

- Chính phủ đã có chương trình hành động, kế hoạch triển khai thực hiện.

- Chính phủ ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đề án tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước.

- Chính phủ đã phê duyệt đề án sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước của các tỉnh, thành phố trên cả nước đến năm 2015, trong quá trình triển khai thực hiện có thể xem xét, điều chỉnh.

- Tiếp tục phê duyệt các đề án để cơ cấu, sắp xếp lại các tập đoàn, tổng công ty. Hiện nay, đã phê duyệt cho 8 tập đoàn, tổng công ty.

- Tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các cơ chế chính sách ngoài việc nghiên cứu những vấn đề lớn mà Trung ương giao như mô hình, nội dung đưa vào luật. Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 99 – NĐ/CP, ngày 15/11/2012 thay thế Nghị định 132 về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước.

Chủ sở hữu gồm: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ (gồm 02 nhóm: nhóm bộ quản lý ngành sản xuất kinh doanh chính như Bộ công thương, Bộ Giao thông, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn; nhóm bộ thuần tuý tổng hợp quản lý nhà nước như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư), Ủy ban nhân dân các địa phương, Hội đồng quản trị.

- Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, các địa phương tiếp tục rà soát, sắp xếp lại doanh nghiệp, yêu cầu phải đổi mới phương thức quản trị của các doanh nghiệp nhà nước.

- Tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi một số cơ chế thuộc phạm vi của Chính phủ để tiếp tục sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. VD: Nghị định chuyển doanh nghiệp nhà nước 100% vốn sang công ty cổ phần, trong đó có một số điểm mấu chốt cần sửa đổi: xác định giá trị doanh nghiệp, chọn nhà đầu tư chiến lược cho phép có thể thoả thuận trước hoặc thoả thuận sau để nâng cao hiệu quả, năng lực của doanh nghiệp.

- Tiếp tục nghiên cứu đưa ra cơ chế quản lý tài chính và đầu tư vốn của Nhà nước vào doanh nghiệp khác. Trước năm 2007, Nhà nước quy định đối với doanh nghiệp nhà

Một phần của tài liệu Tư liệu học tập Nghị quyết TvW 6 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w