Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, thảo luận Tờ trình và Đề án "Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các

Một phần của tài liệu Tư liệu học tập Nghị quyết TvW 6 (Trang 62)

- Tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng trường học xuống cấp và quá tạm bợ ở vùng sâu, vùng xa; thực hiện tích cực việc luân chuyển giáo viên để giải quyết

1- Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, thảo luận Tờ trình và Đề án "Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các

chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo" do Bộ Chính trị chỉ đạo xây dựng

Cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ. Công tác quy hoạch, chuẩn bị đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược, có ý nghĩa hết sức quan trọng, là nội dung trọng yếu, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động. Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã phân tích, đánh giá kỹ những kết quả, ưu điểm, đồng thời cũng chỉ rõ những hạn chế, bất cập của công tác cán bộ trong thời gian qua. Đối với công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý, sau gần 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX, công tác này đã đạt được một số kết quả quan trọng. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng còn những hạn chế, yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đặc biệt, việc chưa xây dựng quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước đã dẫn đến những lúng túng về bố trí, phân công công tác đối với nhân sự cấp cao.

Từ thực tế trên, Ban Chấp hành Trung ương thảo luận, thống nhất khẳng định : Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhằm chủ động chuẩn bị nguồn cán bộ dồi dào để đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, làm tiền đề quan trọng cho công tác nhân sự Đại hội Đảng toàn quốc, nhân sự cấp cao của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhất thiết phải có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, kiên định lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lãnh đạo thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Nhân sự đưa vào quy hoạch phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiện. Lấy quy hoạch làm cơ sở cho đào tạo, bồi dưỡng, phân công và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ cấp chiến lược; gắn quy hoạch cấp chiến lược với quy hoạch lãnh đạo chủ chốt các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương; phải được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, giữ vững đoàn kết, bảo đảm tính kế thừa, phát triển.

Ban Chấp hành Trung ương xác định, về quan điểm : phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Chủ động, sớm phát hiện cán bộ trẻ, có tài năng thể hiện qua thực tiễn; tăng tỉ lệ cán bộ trẻ, nữ, dân tộc ít người, cán bộ khoa học - công nghệ, văn hoá, nghệ thuật, xuất thân từ công nhân, nông dân, trí thức yêu nước.

Về nguyên tắc : Phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; phát huy dân chủ, bảo đảm dân chủ, minh bạch, khách quan; lấy quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh chủ chốt của Đảng, Nhà nước làm cơ sở cho công

tác đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ cấp chiến lược và làm cơ sở nhân sự cho Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội Đảng toàn quốc.

Về phương châm : Thực hiện quy hoạch "động" và "mở"; định kỳ rà soát, sàng lọc; chuẩn bị nguồn quy hoạch dồi dào, mỗi chức danh có thể quy hoạch nhiều người, mỗi người có thể quy hoạch vào 1 - 3 chức danh; lấy quy hoạch lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở làm quy hoạch cấp chiến lược; lấy quy hoạch cấp chiến lược thúc đẩy quy hoạch chủ chốt ở cấp dưới; bảo đảm công bằng; có cơ chế riêng để cán bộ trong quy hoạch thể hiện tài năng, phấn đấu, cống hiến và trưởng thành; tiến hành thường xuyên, là một bộ phận của công tác cán bộ của Đảng.

Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, nhất trí cao nội dung của công tác quy hoạch với các điểm chủ yếu, gồm :

Yêu cầu đối với Ban Chấp hành Trung ương:

Ban Chấp hành Trung ương là tập thể lãnh đạo chính trị cao nhất giữa hai kỳ Đại hội Đảng, có nhiệm vụ lãnh đạo đất nước thực hiện thắng lợi Cương lĩnh chính trị và nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc. Căn cứ nhiệm vụ lãnh đạo đất nước trong tình hình mới, thực trạng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược và dự nguồn, Đề án đề xuất 3 yêu cầu đối với Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo, về cơ bản như yêu cầu đối với Ban Chấp hành Trung ương (khoá XI), để trên cơ sở đó xác định tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng dự nguồn quy hoạch: (1) Ban Chấp hành Trung ương phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có tầm nhìn chiến lược, có trí tuệ, tư duy đổi mới, sáng tạo, ý chí chiến đấu cao; có phẩm chất đạo đức trong sáng, quy tụ được sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng; có đủ uy tín, năng lực lãnh đạo đất nước trong giai đoạn phát triển mới. (2) Phải đảm bảo chất lượng, độ tuổi trung bình trẻ hơn các khoá trước, có số lượng và cơ cấu hợp lý để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo toàn diện, đặc biệt là ở các vị trí địa bàn, lĩnh vực công tác quan trọng. (3) Bảo đảm tính kế thừa và phát triển liên tục.

Tiêu chuẩn chức danh:

* Tiêu chuẩn Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương phải là cán bộ tiêu biểu về trí tuệ, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực công tác của các địa phương, ban, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, cơ sở nghiên cứu, đào tạo, doanh nghiệp nhà nước lớn ở Trung ương; có uy tín cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đang đảm nhiệm, cụ thể là: Phẩm chất chính trị (1);

1

Luôn vững vàng kiên định về tư tưởng chính trị, có niềm tin vững chắc vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tích cực đấu tranh chống tự diễn biến, tự chuyển hoá và các luận điểm, tư tưởng sai trái cả trong lời nói và hành động. Tôn trọng và giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; giữ nghiêm kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước; nghiêm túc và thường xuyên tự phê bình, phê bình; chấp hành nghiêm quyết định điều động và sự phân

Phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc (2); Kiến thức, năng lực thực tiễn (3);

Trình độ đào tạo và sức khoẻ (4)

* Tiêu chuẩn Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư: Là Uỷ viên Ban

Chấp hành Trung ương ít nhất một nhiệm kỳ, có phẩm chất, năng lực tiêu biểu và có uy tín cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; có tầm nhìn và tư duy chiến lược, quyết đoán nhanh nhạy, nắm bắt thời cơ trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; dự báo và đề ra được phương án giải quyết các tình huống hệ trọng của Đảng, của đất nước; có tư duy và trình độ cao về lý luận chính trị; phát hiện và sử dụng được người tài; đã kinh qua các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, thành phố hoặc ban, bộ, ngành trực thuộc Trung ương.

* Tiêu chuẩn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch quốc hội: Phải là những Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư tiêu biểu

về phẩm chất, năng lực, uy tín và có khả năng quy tụ, đoàn kết, thuyết phục trong toàn Đảng. Am hiểu toàn diện về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Nói chung đã kinh qua chức vụ bí thư tỉnh ủy, thành ủy thuộc các vùng trọng điểm trực thuộc Trung ương và bộ trưởng, trưởng ban đảng ở Trung ương hoặc tương đương.

Ngoài các tiêu chuẩn chung nêu trên, các đồng chí chủ chốt phải có các tiêu chuẩn cụ thể (5).

công của Đảng; là cấp uỷ viên ở cấp mình công tác; không vi phạm về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay.

2 Gương mẫu về đạo đức, lối sống, giản dị, chân thành, gần gũi với nhân dân; lấy lợi ích của nhân dân,

của đất nước làm lẽ sống, dám hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích của tập thể; có phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả; có khả năng tập hợp đoàn kết, tôn trọng và phát huy dân chủ; được tín nhiệm trong Đảng, trong nhân dân tại địa phương, cơ quan, đơn vị nơi công tác; bản thân không tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; không để vợ, con, người thân lợi dụng chức vụ nhằm trục lợi. Công bằng, công tâm, khách quan và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận, giới thiệu được người có đức, có tài thay thế mình.

3

Có kiến thúc sâu rộng về công tác xây dựng đảng, tình hình đất nước, tình hình thế giới. Trưởng thành từ cơ sở, qua thành tích hoạt động thực tiễn chứng tỏ là người có tư duy đổi mới, có kiến thức, năng lực lãnh đạo, quản lý; dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm; tổ chức thực hiện sáng tạo, có hiệu quả đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước trong lĩnh vực được phân công. Có năng lực tổng kết thực tiễn, dự báo được hướng phát triển của địa phương, ngành, lĩnh vực phụ trách. Có khả năng đề phòng và xử lý các tình huống rủi ro, phức tạp nảy sinh; tích cực đóng góp và đóng góp có hiệu quả vào các nghị quyết, quyết định của Trung ương.

4 Trong điều kiện hiện nay, nói chung cán bộ cấp chiến lược phải được đào tạo cơ bản về chuyên môn

và lý luận chính trị. Có bằng chuyên môn bậc đại học trở lên; có bằng cử nhân hoặc cao cấp về lý luận chính trị, quản lý nhà nước trở lên; có trình độ tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc phù hợp với chức danh được quy hoạch. Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ, nhất là làm việc trong điều kiện có tình huống khó khăn, phức tạp, sức ép công việc căng thẳng.

5

Tổng Bí thư là người tiêu biểu cho phẩm chất đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng, có trình độ cao về lý luận

chính trị, công tác xây dựng đảng, có kiến thức sâu rộng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh đối ngoại…có

chính kiến vững vàng khi chủ trì xây dựng cương lĩnh, đường lối chiến lược, nghị quyết, chỉ thị quyết định của

Đảng, là ngọn cờ tập hợp đoàn kết, người “cầm lái” của toàn Đảng, toàn dân tộc. Chủ tịch nước là người có năng

lực nổi trội, đại diện cho đất nước trên lĩnh vực đối nội, đối ngoại, thống lĩnh lực lượng vũ trang; hiểu biết sâu rộng

về công tác tư pháp. Thủ tướng Chính phủ là người có năng lực nổi trội, nhanh nhạy, quyết đoán về tổ chức,

* Không giới thiệu vào quy hoạch những cán bộ có một trong các khuyết điểm sau:

- Bản lĩnh Chính trị không vững vàng, thiếu chính kiến, không dám đấu tranh chống cái sai, bảo vệ cái đúng; không dám đương đầu những vấn đề phức tạp, khó khăn.

- Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; độc đoán, chuyên quyền, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình.

- Cơ hội chính trị, xu nịnh, chạy chọt; có tham vọng cá nhân, địa phương, cục bộ, phe cánh; giàu nhanh, nhiều nhà, đất do lợi dụng chức quyền mà có.

- Để xảy ra tình trạng nội bộ mất đoàn kết; tham nhũng, thất thoát, lãng phí lớn ở địa phương, cơ quan, đơn vị.

- Bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói nhiều, làm ít.

- Không chấp hành hoặc đặt điều kiện khi được điều động, phân công công tác.

- Để vợ, con, người thân lợi dụng chức vụ trục lợi; cá nhân có khuyết điểm về đạo đức lối sống, uy tín giảm sút.

- Có vấn đề về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay, chưa được cơ quan có thẩm quyền xem xét, kết luận.

Một phần của tài liệu Tư liệu học tập Nghị quyết TvW 6 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w