Phần 3: Nội dung trọng tâm của Nghị quyết.

Một phần của tài liệu Tư liệu học tập Nghị quyết TvW 6 (Trang 55)

1. Việc ban hành các chủ trương, chính sách; các văn bản pháp lý về phát triển KHCN. triển KHCN.

Nhằm tạo hành lang pháp lý cho KHCN phát triển, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Nghị quyết, chính sách pháp luật về KHCN:

- Nghị quyết TW 2 khoá VIII (1996) về Định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ CNH, HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000.

- Tính từ đổi mới (1986) đến nay, Nhà nước ta đã ban hành 8 bộ luật về KHCN, tạo hành lang pháp lý cơ bản đầy đủ cho KHCN hoạt động: Luật KHCN (2005), Luật Chuyển giao công nghệ (2006), Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (2006), Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá (2007), Luật Năng lượng nguyên tử (2008), Luật Công nghệ cao (2008), Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung 2009), Luật đo lường 2011.

- Về xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, đến nay cả nước có 17 phòng thí nghiệm.

- Năm 2003, thành lập Quỹ KHCN quốc gia: nhằm tài trợ cho các nghiên cứu KHCN của các tập thể, cá nhân, với điều kiện: tác giả phải có công trình nghiên cứu đã được công bố; kết quả công trình nghiên cứu phải được công bố. Sau khi có Quỹ KHCN quốc gia, số lượng công trình KHCN được công bố tăng lên rất nhanh.

- Năm 2007, Chính phủ ra Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp KHCN, trong đó quy định, loại hình doanh nghiệp này hoạt động trên cơ sở ứng dựng KHCN vào sản xuất, và trích một phần doanh thu để đầu tư nghiên cứu ứng dụng KHCN; được ưu đãi về thuế.

- Đặc biệt năm 2010, Thủ tướng đã phê duyệt Chương trình Phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020, theo đó, danh mục các sản phẩm quốc gia bắt đầu thực hiện từ năm 2012 bao gồm 9 nhóm sản phẩm, trong đó có 6 sản phẩm chính thức và 03 sản phẩm dự bị. 06 sản phẩm chính thức là: Sản phẩm lúa gạo chất lượng cao, năng suất cao; Sản phẩm thiết bị siêu trường, siêu trọng (VD: dàn khoan dầu khí di động, VN là 1 trong 10 nước trên thế giới sản xuất được dàn khoan; các thiết bị nâng hạ trọng tải hàng ngàn tấn: cần cẩu nâng hạ các tổ máy của thuỷ điện Sơn La, có tải trọng 1000 tấn do Công ty cơ khí Quang Trung (Ninh Bình) sản xuất); Sản phẩm bảo đảm an ninh, an toàn mạng

thông tin (phần mềm an ninh mạng, bảo mật, chống hacker phá hoại, chống chiến tranh mạng…); Động cơ sử dụng cho phương tiện giao thông vận tải (VD: động cơ xe hơi, động cơ tàu thuỷ, máy bay); Vắcxin phòng bệnh cho người và vật nuôi (VD: hiện đã nghiên cứu và sản xuất thành công 10 loại vắc xin; VN là một trong những nước sản xuất vắc xin bán cho WHO); Sản phẩm phục vụ an ninh quốc phòng.

03 sản phẩm dự bị: Sản phẩm cá da trơn chất lượng cao (VN chiếm 95% thị phần

trên thế giới); Sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu; Sản phẩm vi mạch điện tử.

2. Thành tựu KHCN trên các lĩnh vực cụ thể:

1. Khoa học xã hội và nhân văn: cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng qua các kỳ Đại hội, cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Đảng.

2. Khoa học tự nhiên: có bước phát triển, tạo tiền đề hình thành và phát triển một số ngành mới về vũ trụ, y sinh, tính toán, nanô, hạt nhân… (VD: Nghiên cứu toán học VN đứng thứ 2 khu vực ĐNÁ, nghiên cứu Vật lý, VN đứng thứ 3 khu vực ĐNÁ; riêng Toán tối ưu đứng thứ 19 thế giới và số 1 ĐNÁ.

3. Khoa học kỹ thuật: có đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy ứng dụng và đổi mới công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất, đời sống xã hội… (VD: Nhà máy thuỷ điện Sơn La về đích trước 03 năm nhờ mua phần mềm thiết kế tổng quát sau đó tự thiết kế chi tiết; ứng dụng công nghệ bê tông đầm lăn trong thi công, rút ngắn thời gian thi công…

4. Tiềm lực KHCN: nhân lực KHCN phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đến nay cả nước có khoảng 4,28 triệu người có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên; số người nghiên cứu chuyên nghiệp về KHCN khoảng 62.000 người, đạt 7người/1 vạn dân. Chi cho KHCN đạt 2% tổng chi ngân sách Nhà nước.

Một phần của tài liệu Tư liệu học tập Nghị quyết TvW 6 (Trang 55)