Sự cần thiết thành lập Ban Kinh tế Trung ương

Một phần của tài liệu Tư liệu học tập Nghị quyết TvW 6 (Trang 68)

- Tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng trường học xuống cấp và quá tạm bợ ở vùng sâu, vùng xa; thực hiện tích cực việc luân chuyển giáo viên để giải quyết

a) Sự cần thiết thành lập Ban Kinh tế Trung ương

Thứ nhất: Ban Kinh tế Trung ương được thành lập từ năm 1950, cùng với

các ban đảng Trung ương khác đã tích cực tham mưu, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Qua các thời kỳ, Ban đã có nhiều đóng góp xứng đáng vào việc nghiên cứu, đề xuất với Đảng về chủ trương và các chính sách lớn lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội…

Trước yêu cầu nhiệm vụ mới, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) ra Nghị quyết “Về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, định hướng về đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội” với quan điểm chỉ đạo là xây dựng các cơ quan của Đảng vững mạnh, đủ sức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ; đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội. Do đó, các cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương Đảng được tổ chức lại từ 11 ban thành 6 ban, trong đó Ban Kinh tế Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ban Tài chính - Quản trị Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng được hợp nhất lại thành Văn phòng Trung ương Đảng (mới). Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao là tham mưu và thẩm định về kinh tế - xã hội, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức 2 đầu mối cấp vụ trực thuộc là Vụ Kinh tế và Vụ Xã hội.

Thứ hai: Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá

X), các đề án lớn, chủ trương, chính sách về lĩnh vực kinh tế - xã hội giao cho Ban cán sự đảng Chính phủ, các ban cán sự đảng bộ và các cơ quan liên quan chuẩn bị để trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Trung ương. Văn phòng Trung ương Đảng với chức năng, nhiệm vụ được giao tham mưu về lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đạt được, công tác tham mưu về lĩnh vực kinh tế -xã hội vẫn còn bộc lộ những hạn chế. Việc không có Ban Kinh tế Trung ương, tuy có giảm được đầu mối các ban đảng trực thuộc Trung ương nhưng số lượng biên chế không giảm nhiều. Vụ Kinh tế và Vụ Xã hội của Văn phòng Trung ương Đảng không đủ sức, đủ tầm và vị thế để giúp Văn phòng Trung ương thực hiện chức

năng, nhiệm vụ tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo về kinh tế - xã hội nên chất lượng công tác tham mưu, nghiên cứu, đề xuất, thẩm định các chủ trương, chính sách về lĩnh vực kinh tế - xã hội trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư còn hạn chế. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về kinh tế - xã hội chưa thường xuyên và kịp thời (những vụ việc nghiêm trọng như Vinashin, Vinaline,… chậm được phát hiện).

Thứ ba: Trước yêu cầu và nhiệm vụ mới, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI

xác định: “Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của

Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục đổi mới tư duy kinh tế, nâng cao năng lực lãnh đạo kinh tế của các tổ chức đảng, chất lượng tham mưu trong việc xây dựng, lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, đường lối về phát triển kinh tế - xã hội”. Về mặt tổ chức, Nghị quyết Đại

hội Đảng toàn quốc lần thứ XI yêu cầu: “Tổng kết việc sáp nhập một số ban, bộ,

ngành để có chủ trương phù hợp. Kiện toàn, nâng cao chất lượng các cơ quan tham mưu của Đảng, nhất là ở cấp chiến lược”. Tổng hợp ý kiến của các ban

đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương và 3 cuộc hội thảo lấy ý kiến cán bộ chủ chốt các bộ, ngành, tỉnh uỷ, thành uỷ, Báo cáo sơ kết 4 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá X) "Về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, định hướng đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội" đã nêu rõ nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị đề nghị thành lập lại Ban Kinh tế Trung ương để tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư những vấn đề chiến lược về kinh tế - xã hội, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Tư liệu học tập Nghị quyết TvW 6 (Trang 68)