SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH KẾT LUẬN VỀ TIẾP TỤC SẮP XẾP, ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Tư liệu học tập Nghị quyết TvW 6 (Trang 27)

MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

1. Hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa IX) và các nghị quyết của Đảng về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, của Đảng về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, các ngành, các cấp đã tổ chức quán triệt và thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước một cách khá đồng bộ, sâu rộng, đạt được những kết quả quan trọng. Doanh nghiệp nhà nước đã được sắp xếp lại một bước (từ 5374 doanh nghiệp giảm còn 1060 doanh nghiệp), tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt nhà nước cần nắm giữ, đứng vững và có bước phát triển, góp phần vào thành tựu chung của đất nước; chi phối

được những ngành then chốt của nền kinh tế, góp phần đưa kinh tế nhà nước từng bước xác định vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

Giá trị sản phẩm của doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, trong tổng thu ngân sách, kim ngạch xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư với nước ngoài; là lực lượng quan trọng thực hiện các chính sách xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm nhiều sản phẩm, dịch vụ công thiết yếu cho xã hội, cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Các doanh nghiệp nhà nước ngày càng thích ứng hơn với kinh tế thị trường, trình độ quản lý, khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ ngày càng cao, hiệu quả và sức cạnh tranh từng bước được nâng lên.

Tuy nhiên, quá trình cơ cấu lại và đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn chậm; tổ chức triển khai chưa tốt, thiếu chỉ đạo chặt chẽ, một số doanh nghiệp nhà nước gây thất thoát tài sản, đất đai, vốn liếng, làm hư hỏng cán bộ.

Vai trò công nhân tham gia cổ phần hóa trong các doanh nghiệp nhà nước còn mờ nhạt; hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh thấp, chiếm tới 70 % tỷ lệ nợ xấu, chưa tương xứng với nguồn lực được đầu tư, làm hạn chế vai trò đầu tàu. Một bộ phận doanh nghiệp nhà nước chưa làm tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, nhất là chưa làm tốt vai trò mở đường, dẫn dắt, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển, thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị gia tăng.

Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và quản lý chủ sở hữu nhà nước còn bất cập. Mô hình tổ chức đảng trong doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự phù hợp với mô hình tổ chức, quản lý doanh nghiệp; vai trò lãnh đạo chưa rõ. Nhiều sai phạm chậm được phát hiện, xử lý.

Các nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan của hạn chế, yếu kém là những sai sót, khuyết điểm trong công tác lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ quản trị các tập đoàn, tổng công ty; trong phân cấp cơ quan quản lý và công tác kiểm tra, giám sát hoạt động doanh nghiệp; yêu cầu các cơ quan liên quan cần nghiên cứu kỹ các bài học sâu sắc được rút ra từ sự đổ vỡ của Vinashin và yếu kém của Vinalines…

2. Trong thời gian tới cần tiếp tục xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; doanh nghiệp nhà nước phải là nòng cốt trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; doanh nghiệp nhà nước phải là nòng cốt để nhà nước điều tiết nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó, phải khẩn trương hoàn thành sắp xếp các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hiện có để tập trung vào các ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng. Tái cơ cấu mạnh mẽ các tập đoàn, tổng công ty nhà nước để hình thành những tập đoàn, tổng công ty nhà nước mạnh, đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối, hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả; hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ để tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát chủ sở hữu và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước. Quan tâm hơn nữa đến công tác cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước theo hướng có phân cấp quản lý rõ ràng; lãnh đạo, kiểm soát chặt chẽ quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.

3. Ban Chấp hành Trung ương quyết định ban hành Kết luận về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, trên cơ sở đó: đổi mới và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, trên cơ sở đó:

- Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội và các cơ quan liên quan thể chế hoá những nội dung Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất; tổng kết thực hiện Luật Doanh nghiệp năm 2005, đề xuất phương án quy định pháp luật phù hợp đối với doanh nghiệp nhà nước.

- Ban cán sự đảng Chính phủ khẩn trương nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề còn ý kiến khác nhau, như: mô hình tổ chức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước...

- Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất phương án đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của tổ chức đảng và công tác cán bộ trong doanh nghiệp nhà nước. Trên cơ sở đó, hoàn thiện đề án về sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước báo cáo Bộ Chính trị để trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét, ban hành nghị quyết.

- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Chính phủ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, các tỉnh uỷ, thành uỷ chỉ đạo việc thông tin, tuyên truyền về vai trò, đóng góp, hạn chế, yếu kém của doanh nghiệp nhà nước một cách khách quan, rõ định hướng; các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức quán triệt và thực hiện Kết luận này.

Một phần của tài liệu Tư liệu học tập Nghị quyết TvW 6 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w