2. Thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin ở Việt Nam
2.4.2. ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục Đại học
Công tác quản lý và phục vụ đang từng bƣớc đƣợc tin học hóa bằng việc xây dựng phần mềm quản lý với mục đích đáp ứng tốt hơn yêu cầu phục vụ hiện tại và trong thời gian tới. Phầm mềm đƣợc thực hiện trên Linux, MS Window, mô hình Client - Server, giao diện Web, đơn giản, dễ sử dụng. Với việc thực hiện và chạy đƣợc trên cả hai hệ điều hành này phần mềm sẽ đáp ứng đƣợc yêu cầu về tính kế thừa và phát huy tối đa khi mô hình quản lý đƣợc triển khai trong tƣơng lai tại Hòa Lạc. Việc quản lý hồ sơ sinh viên đƣợc thực hiện trƣớc hết dựa trên dữ liệu nguồn từ kết quả trúng tuyển đại học của các trƣờng thành viên ĐHQGHN, sau đó những thông tin mới của sinh viên sẽ đƣợc nhập bổ sung vào hồ sơ.
Bƣớc tiếp theo của công tác tin học hoá là triển khai mạng Internet tại phòng ở sinh viên. Đây là việc làm thiết thực nhƣng cũng gặp không ít khó khăn bởi đây là một mô hình hoàn toàn mới mẻ. Sau khi đƣợc sự đồng ý của lãnh đạo ĐHQGHN, Ban quản lý Ký túc xá (KTX) Mễ Trì đã triển khai công tác này một cách bài bản và khoa học. Để tìm hiểu nhu cầu của sinh viên nội trú trong KTX về việc lắp đặt hệ thống máy tính có nối mạng Internet ngay tại phòng để phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, và giải trí của sinh viên, Ban quản lý KTX Mễ Trì đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ và tƣ vấn tâm lý (Khoa Tâm lý học, Trƣờng ĐHKHXH&NV) tiến hành cuộc trƣng cầu ý kiến. 400 sinh viên nội trú thuộc hai trƣờng ĐHKHTN và ĐHKHXH&NV đang nội trú tại KTX Mễ Trì đã đƣợc nhận phiếu trƣng cầu. Việc tìm hiểu và đánh giá này dựa trên những phát hiện về các vấn đề nhƣ: nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên nội trú trong KTX Mễ Trì, mục đích truy cập Internet của sinh viên, thói quen sử dụng Internet và thái độ của sinh viên với việc lắp đặt máy tính có nối mạng tại phòng ở. Kết quả của cuộc điều tra cho thấy có tới 77% số sinh viên đƣợc hỏi cho rằng là rất cần thiết và cần thiết,17% có thái độ bình thƣờng, số còn lại cho rằng chƣa cần thiết (10).
Kết luận về nhu cầu của sinh viên đã đƣợc xác định, vấn đề tiếp theo là phải giải bài toán quản lý và khai thác mạng Internet trong khu nội trú nhƣ thế là để đạt hiệu quả. Yêu cầu về quản lý là rất cao. Về kỹ thuật sẽ phải xây dựng một nhà cung cấp dịch vụ mạng internet ISP - (Internet Service Providers) dùng riêng. Hệ thống quản lý lƣu lƣợng có chức năng cung cấp đƣờng truy cập Internet và quản lý việc truy cập Internet cho một số lƣợng lớn sinh viên với tần suất truy cập đồng thời cao (khoảng 2.000 lƣợt truy cập cùng một lúc). Hệ thống gồm 2 phần:
- Hệ thống phần cứng bao gồm 6 modem ADSL kết nối tới 6 tài khoản ADSL của 3 nhà cung cấp dịch vụ Internet là VDC, FPT, Viettel để tạo đƣờng truyền có băng thông rất lớn 6 x 2 = 12 Mbps (~1,5 MB/s). Hệ thống có 1 máy chủ phục vụ, 1 switch để nối 6 đƣờng trên lại với nhau...
- Hệ thống phần mềm sử dụng modul giải pháp phần mềm có khả năng tùy biến rất cao. Khi ngƣời dùng có yêu cầu kết nối Internet, hệ thống sẽ chủ động lựa chọn một trong số các đƣờng ADSL có lƣu lƣợng sử dụng “rỗi” nhất. Nhƣ vậy, hệ thống luôn tìm đƣợc đƣờng kết nối Internet tối ƣu cho ngƣời dùng, đảm bảo nhu cầu kết nối tốt nhất. Toàn bộ quá trình lựa chọn kết nối hoàn toàn “trong suốt”, tức là ngƣời dùng không có gì khác biệt so với kết nối thông thƣờng qua một đƣờng ADSL.
Cùng với gói dịch vụ đƣa Internet vào phòng ở, Ban quản lý KTX Mễ Trì còn tiến hành xây dựng trang Web nội bộ và thử nghiệm xây dựng Diễn đàn sinh viên nội trú giai đoạn 1 trên trang web với các chủ đề thiết thực nhất nhằm nắm bắt đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng của các đối tƣợng sống nội trú và trong phạm vi cho phép sẽ tạo điều kiện tốt nhất nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu ăn, ở, học tập của học sinh, sinh viên…
2.5. ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường THCS tại Hà Nội
Hiện nay CNTT trong nhà trƣờng chƣa đƣợc chú trọng. Tại các nhà trƣờng, máy tính đƣợc dùng trong văn phòng là chủ yếu với các chức năng nhƣ đánh văn bản và quản lý thu chi ngân sách. Qua kết quả khảo sát cho thấy có đến hơn 80% các trƣờng chƣa có mạng Internet và các giáo viên chƣa có khái niệm về sử dụng mail trong việc trao đổi thông tin. Trong chƣơng trình giảng dạy, nhà trƣờng cũng có một phòng máy cho học sinh nhƣng việc môn học Tin học chỉ đƣợc coi chƣ là một môn học nghề giống nhƣ những môn học nghề khác nhƣ may vá, láp ghép kỹ thuật. Tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này thì kết quả khảo sát cho thấy các giáo viên hầu nhƣ không đƣợc dạy về tin học, vì vậy kiến thức về CNTT hầu nhƣ không có. Hơn nữa, thời gian giáo viên ở trƣờng không nhiều. Nếu một giáo viên không tham gia quản lý học sinh, thì thời gian rỗi ngoài giờ lên lớp chỉ cộng dồn khoảng trên dƣới một tiếng, giáo án giảng dạy và phƣơng pháp dạy vẫn nhƣ trƣớc đây do vậy họ chƣa thấy cần thiết phải quan tâm đến CNTT.
2.5.1. Thực trạng về cơ sở hạ tầng
Hiện nay trong toàn thành phố việc ứng dụng CNTT đã phổ biến nhƣng đang còn bất cập. Cơ sở hạ tầng của từng trƣờng không đồng nhất, một số ít các trƣờng có cơ sở hạ tầng tƣơng đối đồng bộ bao gồm hệ thống máy chủ, máy trạm và các phòng học ứng dụng CNTT, các phƣơng tiện hỗ trợ nhƣ tivi, máy chiếu, đầu đĩa ...
Đề tài đã thực hiện khảo sát thực trạng về vấn đề này dựa vào kết quả thực hiện trên tổng số 20 trƣờng THCS theo cách chọn mẫu ngẫu nhiên trên địa bàn 4 quận nội thành ( quận Cầu Giấy, quận Thanh Xuân, quận Đống Đa và quận Hoàng Mai). Kết quả cho thấy có 100% các trƣờng THCS đƣợc trang bị máy vi tính và tivi nhƣng chỉ có 40% các trƣờng có mạng nội bộ đƣợc trang bị máy chủ hoàn chỉnh và có kết nối internet.
Có 30% các trƣờng THCS chỉ có mạng nội bộ sử dụng cho việc trao đổi thông tin trong nhà trƣờng. Chỉ có 10 % các trƣờng đƣợc trang bị từ 1 đến 2 phòng học sử dụng CNTT trong công tác giảng dạy dẫn đến việc ứng dụng không đƣợc hiệu quả. Với số lƣợng phòng máy ít nhƣ vậy trong khi số học sinh thì đông cho nên số giờ dành cho học sinh tiếp cận rất hạn chế, các lớp phải thay nhau và nhƣ vậy việc ứng dụng CNTT chỉ còn mang tính hình thức. Số trƣờng ứng dụng hệ thống camera vào hoạt động quản lý chỉ có 10 % trong số các trƣờng đƣợc khảo sát. Số liệu trong bảng tổng hợp thực trạng cơ sở hạ tầng CNTT theo kết quả điều tra của đề tài dƣới đây chứng minh luận điểm trên.
Bảng 2.1 Thực trạng cơ sở hạ tầng CNTT (đơn vị: %)
Phƣơng tiện CNTT Số trƣờng đƣợc trang bị trên tổng số trƣờng đƣợc điều tra
Đã đƣợc trang bị máy vi tính từ hai máy trở lên
100
Có máy chủ, mạng nội bộ, internet 40
Chỉ có mạng nội bộ, không kết nối internet
30
Có từ một đến hai phòng học ứng dụng CNTT trong giảng dạy
10
Có sử dụng hệ thống camera 10
Nguồn: Kết quả điều tra của đề tài
Nhƣ vậy có thể thấy sự không đồng bộ về cơ sở hạ tầng CNTT tại các trƣờng THCS tại Hà Nội đã tạo ra những khó khăn cho việc ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý của nhà trƣờng.
2.5.2. Thực trạng nhân lực khai thác CNTT trong các trƣờng THCS
Để ứng dụng CNTT hiệu quả trong hoạt động quản lý của nhà trƣờng thì yếu tó con ngƣời đóng vai trò rất quan trọng. Trình độ tin học của giáo viên là vấn đề cần thiết đầu tiên để có thể khai thác hệ thống CNTT. Nếu trƣờng học có cơ sở hạ tầng CNTT tốt và đội ngũ giáo viên có trình độ tin học và đƣợc đào tạo thêm các kiến thức khác liên quan đến CNTT thì trƣờng đó sẽ ứng dụng đƣợc hiệu quả hơn. Các số liệu tổng hợp từ kết quả khả sát 20 trƣờng trên địa bàn Hà Nội cho thấy rõ hiện trạng về trình độ tin học của đội ngũ giáo viên.
Bảng 2.2 Thống kê trình độ tin học của giáo viên (đơn vị: %)
Trình độ tin học Số lƣợng giáo viên đạt trên tổng số đƣợc điều tra
Có chứng chỉ tin học văn phòng 30
Chƣa qua lớp đào tạo chính thức 85
Có khả năng truy cập internet và tự tìm kiếm thông tin
60
Biết sử dụng phần mềm excel, microsoft, power point
30
Biết đánh văn bản 60
Tự thiết kế bài giảng trên máy tính và sử dụng máy tính nhƣ công cụ giảng dạy
30
Nguồn: Kết quả điều tra của đề tài
Qua kết quả khảo sát thực tế các số liệu có đƣợc cho thấy mặt bằng chung về trình độ tin học của giáo viên trong các trƣờng THCS tại Hà Nội chƣa cao. Tỷ lệ giáo viên đã có chứng chỉ tin học văn phòng chiếm 30% trên tổng số giáo viên, số còn lại chƣa đƣợc đào tạo bài bản. Tỷ lệ giáo viên có thể tự truy cập trên internet và có khả năng tự tìm kiếm thông tin trên mạng đạt 60 %. Tỷ lệ giáo viên biết sử dụng các phần mềm excel, microsoft và power point đạt 30 %.
Nhƣ vậy với trình độ tin học không cao cho nên việc ứng dụng CNTT trong các trƣờng THCS gặp khó khăn. Giáo viên là ngƣời khai thác máy tính nhƣng với trình độ hạn chế thì các ứng dụng trong giảng bài, chuẩn bị và thiết kế bài giảng sẽ không thực hiện đƣợc.
Một vấn đề rất quan trọng trong cơ cấu nhân lực trong nhà trƣờng đó là sự cần thiết phải có các chuyên gia lập trình và các kỹ sƣ về CNTT trong việc duy trì hệ thống CNTT tại các trƣờng. Tuy nhiên khi thực hiện điều tra tại 20 trƣờng THCS tại bốn quận nội thành, kết quả cho thấy không có trƣờng nào có biên chế cho đối tƣợng lao động này. Theo kết quả phỏng vấn sâu thì các trƣờng THCS không bảo vệ đƣợc biên chế cho loại hình lao động này. Để giải quyết khó khăn trƣớc mắt một số trƣờng đã tiến hành vƣợt rào bằng cách tự ký hợp đồng với lao động bên ngoài để phục vụ mục đích của nhà trƣờng.
Vấn đề liên quan đến nhân lực đó là nhận thức của giáo viên và các cấp quản lý chƣa thay đổi so với nhận thức cũ về việc hiểu ra tầm quan trọng trong việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của nhà trƣờng. Tổng hợp kết quả của việc thảo luận nhóm với các chuyên gia trong ngành giáo dục cho kết quả nhƣ sau:
Hộp tổng hợp các nhóm ý kiến phỏng vấn sâu
Từ nhóm các ý kiến qua thảo luận nhóm, tác giả nhận thấy việc nhận thức - Đa số giáo viên ngại ứng dụng CNTT vì phải bỏ ra quá nhiều thời gian
cho việc chuẩn bị;
- Nhiều ý kiến cho rằng chỉ có một số môn có thể ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho nên chƣa cần phải học thêm tin học;
- Một số ý kiến cho rằng CNTT mục đích chính là sử dụng internet chứ không liên quan nhiều đến công tác quản lý tại nhà trƣờng;
- Hiện nay chƣa có quy định bắt buộc để giáo viên phải học nhằm đảm bảo đủ khả năng sử dụng và khai thác CNTT cho nên chƣa cần quan tâm nhiều.
Nhận thức của giáo viên trong trƣờng chƣa đƣợc thông suốt vì vậy thật dễ hiểu khi sử dụng CNTT trong các trƣờng THCS đang gặp khó khăn. Vấn đề đặt ra là làm cách nào đó để thay đổi nhận thức của giáo viên về ứng dụng CNTT.
Theo kết quả khảo sát của đề tài thì số lƣợng giáo viên có độ tuổi trên 45 chiếm khoảng 60 % tổng số giáo viên vì thế việc triển khai đào tạo hoặc yêu cầu giáo viên tự đào tạo trình độ tin học để đáp ứng yêu cầu là điều khó khăn. Với những hoàn cảnh rất dễ thông cảm nhƣ đặc điểm giáo viên THCS chủ yếu là nữ và ở lứa tuổi này các cô giáo còn rất bận rộn việc gia đình... cho nên tạo ra một rào cản lớn trong việc sắp xếp thời gian ngoài giờ để đào tạo tin học. Khả năng tự học cũng không còn mạnh mẽ nhƣ lớp trẻ cho nên đối với các trƣờng cũng khó khăn trong việc động viên các cô giáo tự học tin học.
2.5.3. Việc triển khai thực hiện ứng dụng CNTT trong các trƣờng
Năm 2008-2009 là năm thực hiện ứng dụng CNTT trong các trƣờng học tuy nhiên việc triển khai thực hiện chƣa đƣợc khoa học vì thiếu sự chuẩn bị từ trƣớc. Thực tế khảo sát trong số 20 trƣờng học thì chỉ có 3 trƣờng có ứng dụng CNTT một cách tƣơng đối bài bản thể hiện qua sự chuẩn bị kỹ lƣỡng từ những năm trƣớc. Số trƣờng còn lại vẫn còn loay hoay trong việc thực hiện và các trƣờng này mới chỉ ứng dụng một phần CNTT trong quản lý. Thông qua việc sử dụng các phần mềm kế toán hay các phần mềm quản lý kết quả học tập của học sinh.
Việc triển khai một cách đại trà nhƣ vậy trong khi các trƣờng thiếu sự chuẩn bị cho nên dễ gây ra những hậu quả không mong muốn nhƣ tâm lý chán nản về tính hiệu quả của việc ứng dụng CNTT.
2.6. Các bất cập trong ứng dụng CNTT tại các trường THCS Hà Nội hiện nay
Trong những năm qua mặc dù nhà nƣớc đã đầu tƣ về CNTT trong các trƣờng phổ thông cơ sở nhƣng thực tế việc thực hiện không đạt hiệu quả. Qua kết quả khảo sát và phỏng vấn các chuyên gia đầu ngành tác giả nhận thấy các nhóm ý kiến tập trung vào các vấn đề nhƣ nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực
chƣa đƣợc quan tâm và thực hiện một cách khoa học cho nên kết quả không đạt đƣợc nhƣ mong muốn. Dƣới đây là các ý kiến tập trung vào các phƣớng án đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong nhà trƣờng.
- Nam, 50 tuổi, chuyên gia về giáo dục, Bộ giáo dục đào tạo:
“Từ năm 1990, Sở GD-ĐT Hà Nội, đã bƣớc đầu tiến hành một số giờ dạy có sử dụng máy tính và các phƣơng tiện khác nhƣ máy chiếu, TV, video tại một số trƣờng phổ thông. Tuy nhiên, những giờ học này không nhiều và có tính chất thử nghiệm, không đƣợc đánh giá và nhân rộng. Một số nhà trƣờng đã có máy tính nhƣng hiệu quả sử dụng theo tinh thần đổi mới phƣơng pháp dạy học còn thấp”.
Mục đích của việc ứng dụng CNTT vào nhà trƣờng nói chung và trƣờng trung học cơ sở nói riêng là sử dụng CNTT nhƣ một công cụ lao động trí tuệ, giúp lãnh đạo các nhà trƣờng nâng cao chất lƣợng quản lý nhà trƣờng; giúp các thầy giáo, cô giáo nâng cao chất lƣợng dạy học; trang bị cho HS kiến thức về CNTT, HS sử dụng máy tính nhƣ một công cụ học tập nhằm nâng cao chất lƣợng học tập; góp phần rèn luyện HS một số phẩm chất cần thiết của ngƣời lao động trong thời kỳ HĐH.
Lãnh đạo các trƣờng THCS sử dụng CNTT để quản lý hồ sơ, thời khoá biểu, điểm kiểm tra của Giáo viên và HS, soạn thảo và quản lý các văn bản chỉ đạo và báo cáo của nhà trƣờng;
Nữ 45 tuổi cán bộ Ban giám hiệu trƣờng THCS :
“Hiện nay hầu hết các trƣờng THCS trong toàn thành phố đã ứng dụng CNTT nhƣng số trƣờng ứng dụng có hiệu quả trong công tác quản lý và dậy học thì quá ít. Việc ứng dụng CNTT trong các trƣờng THCS chƣa có chế tài đủ mạnh mà việc thực hiện này chỉ mang tính phong trào do vậy hầu hết các trƣờng không thể duy trì đƣợc lâu dài”