Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dụ cở tiểu học

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng quản lý trong các trường trung học cơ sở tại Hà Nội (Trang 64)

2. Thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin ở Việt Nam

2.4.1. ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dụ cở tiểu học

ứng dụng CNTT trong giáo dục từ lâu không còn là công việc mới mẻ. Nhƣng, với cấp tiểu học, do đặc thù mục tiêu và quản lý giáo dục, công việc này

dƣờng nhƣ đang đi những bƣớc khởi đầu. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, từ năm 2003, Bộ ban hành chƣơng trình dạy học các môn học tự chọn, trong đó có môn tin học để các trƣờng tiểu học đƣa vào dạy ở các lớp hai buổi/ngày, với thời lƣợng hai tiết/tuần (70 tiết/năm học) thực hiện từ năm học 2004 - 2005.

Căn cứ chƣơng trình và nội dung môn học, các địa phƣơng chủ động lựa chọn các bộ sách phù hợp đƣa vào giảng dạy tại các trƣờng tiểu học, phù hợp thực tiễn địa phƣơng. Xuất phát từ đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi và mục tiêu cấp học, phƣơng pháp dạy học tin học ở tiểu học đƣợc xác định là học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực; học lý thuyết gắn liền thực hành; giáo dục vệ sinh học đƣờng thông qua thực hành máy tính.

Thực tiễn triển khai chủ trƣơng này ở các địa phƣơng cho thấy, do còn có nhiều khó khăn (chủ yếu là cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên tin học còn thiếu), số trƣờng tiểu học tổ chức đƣa chƣơng trình tin học tự chọn vào giảng dạy ở các lớp học hai buổi/ngày còn ít, mới có khoảng 585/14.595 trƣờng, chiếm tỷ lệ 4% (chủ yếu theo sách "Tin học dùng cho học sinh tiểu học" của Nhà xuất bản Giáo dục). 26 tỉnh, thành phố chƣa triển khai chƣơng trình tin học tự chọn ở trƣờng tiểu học. Trong số 38 tỉnh, thành phố có triển khai, tỷ lệ các trƣờng tiểu học có dạy tin học tự chọn cũng còn thấp: Hà Nội, mới đạt 48,4%; TP Hồ Chí Minh: 21,6%; Đà Nẵng 21%; Phú Thọ 15,4%; Hải Phòng 13,9%; Thừa Thiên - Huế 11,9%...(10)

Việc ứng dụng CNTT (CNTT) vào quản lý giáo dục bậc tiểu học đã đƣợc một số địa phƣơng mạnh dạn triển khai, tập trung ở một số hoạt động: soạn thảo văn bản, báo cáo, quản lý điểm, quản lý học sinh, thiết kế giáo án điện tử... nhƣng chƣa đƣợc tổ chức một cách có hệ thống. Số trƣờng tiểu học sử dụng CNTT để quản lý hồ sơ, thời khóa biểu, điểm kiểm tra của giáo viên và học sinh... cũng mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn: Hà Nội 270/273 trƣờng, TP Hồ Chí Minh hơn 300 trƣờng/439 trƣờng, Quảng Ninh 102/157 trƣờng, hoặc ở các trƣờng đóng tại thị trấn, trung tâm huyện.

Việc sử dụng CNTT và truyền thông nhƣ một công cụ dạy học, hỗ trợ quá trình dạy và học mới ở mức sử dụng các phƣơng tiện nghe nhìn, nhƣ xem băng, đĩa hình các tiết dạy minh họa hoặc tƣ liệu hình ảnh. Một số giờ dạy bƣớc đầu có sử dụng máy tính, máy chiếu qua video, máy thu hình. Một số giáo án điện tử đƣợc thiết kế ở các môn toán, tiếng Việt, tự nhiên và xã hội.

Nhƣng, số trƣờng tiểu học có ứng dụng CNTT, cũng nhƣ giáo viên tin học ở tiểu học, và giáo viên tiểu học có hiểu biết về CNTT để ứng dụng đƣợc trong giảng dạy còn rất ít. Tại Hà Nội: mới có 4/273 trƣờng tiểu học thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học, 46/7.172 giáo viên biết soạn thảo và sử dụng phần mềm dạy học trong tổ chức hoạt động dạy học. Tại Đà Nẵng có 204/2.883 giáo viên sử dụng giáo án điện tử. Còn lại hầu hết giáo viên tiểu học ở các tỉnh có thể sử dụng đƣợc máy tính cũng chỉ để soạn kế hoạch dạy học, hoặc truy cập thông tin. Số nhà trƣờng có máy tính, nhƣng hiệu quả sử dụng theo tinh thần đổi mới phƣơng pháp dạy học chƣa cao (10).

Thực tiễn đó cho thấy, để đƣa môn tin học vào giảng dạy và ứng dụng CNTT vào công tác quản lý giáo dục tiểu học thật sự có hiệu quả và chất lƣợng, ngành giáo dục và đào tạo cần xem xét việc có biên chế cho giáo viên tin học ở trƣờng tiểu học, gắn với việc cung cấp nhiều tài liệu tin học tuyển chọn và giới thiệu những phần mềm ứng dụng CNTT, giáo án điện tử các môn học... để các địa phƣơng lựa chọn phù hợp điều kiện thực tế. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý tiểu học đƣợc tổ chức tập huấn về tin học, ứng dụng CNTT trong quản lý, và giảng dạy, đặc biệt về đổi mới phƣơng pháp. Ngành cũng cần hƣớng tới xây dựng mô hình chuẩn về ứng dụng CNTT ở bậc tiểu học, và tăng cƣờng trang thiết bị để các nhà trƣờng tiểu học có thể ứng dụng CNTT trong dạy học, quản lý giáo dục.

Mới đây, tại cuộc họp đánh giá việc triển khai chủ trƣơng đƣa tin học và ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục tiểu học, Thứ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trần Văn Nhung, cho rằng, chủ trƣơng này cần tiếp tục đƣợc đẩy mạnh ở các địa phƣơng, nhƣng ngành giáo dục tiểu học phải xem xét, đánh giá mức độ

yêu cầu của nội dung chƣơng trình môn tin học ở tiểu học đã phù hợp chƣa, tránh tình trạng quá tải, tránh trùng lặp với chƣơng trình môn tin học ở cấp trung học phổ thông, nhƣng đồng thời phải phù hợp thực tiễn các địa phƣơng. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phải phối hợp các cơ quan liên quan, xây dựng cơ chế để UBND các tỉnh quyết định việc tuyển giáo viên tiểu học, xây dựng tiêu chuẩn về trình độ tin học với giáo viên tiểu học. Các trƣờng sƣ phạm đào tạo giáo viên tiểu học phải có chƣơng trình tin học trong nội dung đào tạo. Hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học nói riêng, phổ thông nói chung cần phải có trình độ tin học - ngoại ngữ (tiếng Anh) biết sử dụng, khai thác và ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy, quản lý (10).

Những nội dung này sẽ đƣa vào tiêu chuẩn khi bổ nhiệm cán bộ. Ngành giáo dục và đào tạo các địa phƣơng cần kiểm tra, xem xét việc đầu tƣ cơ sở vật chất cho CNTT ở các trƣờng tiểu học những năm qua ở mức độ nào, phát huy hiệu quả đến đâu, tránh đầu tƣ lãng phí, nhất là đối với thiết bị CNTT nhanh lạc hậu, khấu hao lớn. Việc đầu tƣ cũng cần có trọng điểm, tránh dàn trải, bình quân, ƣu tiên tập trung đầu tƣ cho những cơ sở có đủ điều kiện khai thác và sử dụng CNTT hiệu quả.

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng quản lý trong các trường trung học cơ sở tại Hà Nội (Trang 64)