1. Một số khái niệm
1.4.1. Công nghệ
Công nghệ là một khái niệm đƣợc hiểu theo nhiều cách và nhiều phƣơng diện khác nhau:
- Công nghệ, hiểu theo nghĩa rộng, là sự ứng dụng các tri thức khoa học vào việc giải quyết một nhiệm vụ thực tiễn.
- Khái quát, công nghệ là một hệ thống quy trình kỹ thuật chế biến vật chất hoặc thông tin. Với cách nhìn này, công nghệ là công cụ để biến nguyên liệu đầu vào thành sản phẩm đầu ra.
- Công nghệ là hệ thống các giải pháp mà con ngƣời sử dụng trong quá trình thực hiện một mục tiêu cụ thể nhƣ chế tạo một sản phẩm, xây dựng một công trình hay thực hiện một dịch vụ.
- Theo ESCAP, công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật chế biến vật chất hoặc thông tin. Hệ thống này bao gồm tất cả các kỹ năng kiến thức, thiết bị và phƣơng pháp sử dụng trong sản xuât, thông tin dịch vụ công nghiệp và dịch vụ quản lý.
- Công nghệ bao gồm bốn thành phần sau đây:
+ Phần Thiết bị (Technoware), bao gồm máy móc, dụng cụ, trang thiết bị, phụ tùng, kết cấu xây dựng, nhà xƣởng. Đây là phần vật chất, phần cứng của công nghệ
+ Phần Con ngƣời (Humanware), gồm kỹ năng công nghệ, kỷ luật công nghệ, tính sáng tạo…đó là biểu hiện năng lực, trí lực con ngƣời trong công nghệ. + Phần Thông tin (Inforware), bao gồm các thiết kế, quy trình, công thức, bản vẽ, số liệu và các tài liệu thông tin khác, đó là biểu hiện tƣ liệu của công nghệ.
+ Phần Tổ chức (Orgware), gồm cơ cấu tổ chức, phạm vi chức năng, trách nhiệm, thẩm quyền, của các thành phần trong bộ máy, cơ chế điều hành, các chuẩn mực lề lối quan hệ…Đây là biểu hiện thể chế của công nghệ. Những tác động qua lại của các thành phần nêu trên rất phức tạp. Tất cả bốn thành phần của công nghệ đều bổ sung lẫn nhau và đồng thời cần thiết cho bất kỳ sự biến đổi nào. Không có sự biến đổi nào có thể diễn ra trong sự tồn tại mà thiếu một trong bốn thành phần đó.
Phần Thiết bị là phần đƣợc vật chất hóa của công nghệ. Nó đƣợc triển khai, lắp đặt và vận hành chủ yếu bởi phần con ngƣời. Phần Thiết bị, tự bản thân nó
không hoạt động đƣợc. Cùng với việc nâng cao trình độ của phần Thiết bị, cũng phải thay đổi một cách đáng kể trình độ cần thiết của phần thông tin và phần con ngƣời.
Phần Con ngƣời là yếu tố then chốt của công nghệ, chịu ảnh hƣởng của phần thông tin và tổ chức. Phần Con ngƣời làm cho kỹ thuật có khả năng cao hơn và có thể đƣợc sử dụng một cách hiệu quả hơn. Cùng với việc nâng cao trình độ của phần con ngƣời, phần Thông tin đƣợc khai thác có hiệu qủa hơn.
Phần Thông tin thể hiện sự tích lũy kiến thức. Phần Thông tin giúp cho phần Con ngƣời có thể rút ra đƣợc lợi ích từ phần kỹ thuật. Phần Thông tin đạt đƣợc và đƣợc phân phối bởi phần Tổ chức và cùng với việc tăng trình độ của phần thông tin sẽ có đƣợc những cách lựa chọn khác nhau về các phần Kỹ thuật, con ngƣời và Tổ chức.
Phần Tổ chức điều hòa, phối hợp phần thông tin, Con ngƣời và Kỹ thuật để thực hiện một cách có hiệu quả hoạt động mong muốn. Phần Tổ chức phụ thuộc vào ba phần còn lại và cũng là yếu tố xác định chúng. Cùng với sự tăng lên về trình độ của phần Tổ chức, hiệu suất của phần Kỹ thuật, con ngƣời và phần Thông tin cũng tăng lên đáng kể.
Để phù hợp với tổ chức và quản lý, ngƣời ta phân công nghệ theo hai cấu thành cơ bản: phần cứng và phần mềm
Phần cứng (Hardware), là các sản phẩm vật chất, cấu thành vật chất hay phƣơng tiện vật chất.
Phần mềm (Software), gồm các bí quyết, thông số kỹ thuật, thủ tục, công thức, phƣơng pháp, kỹ năng.v.v.v.
Công nghệ hiện đại là công nghệ đã đạt trình độ cập nhật về kỹ thuật, đã đƣợc thử thách và thƣơng mại hóa.
Công nghệ thích hợp là công nghệ phù hợp với mục tiêu sử dụng tại thời điểm sử dụng công nghệ và phù hợp với môi trƣờng (khả năng về vốn, văn hóa, xã hội, trình độ quản lý, cơ sở hạ tầng…) và thời gian có thể sử dụng công nghệ.
Công nghệ là một loại hàng hóa. Tuy nhiên với tƣ cách là một hệ thống cung cụ chế biến vật chất hoặc chế biến thông tin, hàng hóa công nghệ có những thuộc tính riêng. Các thuộc tính này do bốn thành phần cơ bản của công nghệ tạo nên, chính vì vậy các thuộc tính này quy định và ảnh hƣởng trực tiếp đến việc mua bán đánh giá, định giá trao đổi sử dụng công nghệ.
Tính hệ thống
Đây là tính trồi của công nghệ do phần mềm của công nghệ tạo ra. Ví dụ: mua đƣợc các máy móc hiện đại, thiết bị toàn bộ không có nghĩa là có đƣợc công nghệ hiện đại để sản xuất ra sản phẩm nhƣ mong muốn. Các giải pháp cũng không phải là một số cộng đơn giản, mà là những yếu tố cấu thành của một hệ thống nhằm đạt tới một kết quả cụ thể mà công nghệ tạo ra. Thông thƣờng, mỗi công nghệ cho phép đạt đƣợc một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định, với số lƣợng, chất lƣợng và tiêu hao vật tƣ lao động nhất định. Tính hệ thống của công nghệ cho ta thấy một sai lầm thƣờng gặp là, việc mua bán công nghệ, thƣờng đƣợc đồng nhất với việc mua bán máy móc hiện đại, thiết bị toàn bộ tức là các yếu tố trang thiết bị kỹ thuật, tức là phần “ Hardware” của công nghệ, là phần dễ đạt đƣợc trong quan hệ thƣơng mại thông thƣờng với những khối lƣợng vật chất đã có giá cả ấn định, nếu bỏ qua ba yếu tố quan trọng khác là: Thông tin- Inforware; các kỹ năng, kiến thức, phƣơng pháp-Humanware; và Tổ chức- Orgware thì sẽ gặp nhiều rắc rối nhất. Bởi vì những phần này không thể ấn định bằng giá cả, Ví dụ, các kỹ năng công nghệ chỉ có thể có đƣợc qua kinh nghiệm thực tế và không thể thu nhận đƣợc ngay.
Chỉ khi công nghệ đƣợc đổi mới, tức là ít nhất một giải pháp nào đó đƣợc thay thế bằng một giải pháp tốt hơn, khiến toàn bộ hệ thống trở lên tiến bộ, thì sẽ đạt đƣợc kết quả cao hơn thể hiện ở quy mô sản xuất, chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ, chi phí sản xuất.
Tính sinh thể và tiến hóa
Công nghệ là một loại hàng hóa cũng nhƣ các loại sản phẩm hàng hóa khác, công nghệ có chu kỳ sống của nó khác : ra đời, tăng trƣởng, chiếm lĩnh thị
trƣờng bão hòa, lỗi thời và tiêu vong. Công nghệ cũng chịu sự chi phối của các phƣơng án chiến lƣợc sản phẩm truyền thống. Do vậy điều cốt yếu là phải dự đoán đƣợc thời hạn sống của công nghệ trong từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể, quyết định chiến lƣợc sản phẩm và dịch vụ thích hợp.
Bất kỳ một công nghệ mới nào đƣợc dình thành đều trải qua 4 giai đoạn cơ bản có quan hệ mật thiết lẫn nhau: Nghiên cứu- Triển khai - Sản xuất - Thị trƣờng. Bốn giai đoạn này cũng gắn liền và có quan hệ tƣơng hỗ với chu trình sống của sản phẩm. Nhƣng công nghệ luôn đi trƣớc và có trƣớc sản phẩm và dịch vụ, do vậy giữa công nghệ và sản phẩm và dịch vụ luôn có một độ trễ, từ đây xuất hiện nhu cầu đổi mới công nghệ.
Tính thông tin
Trong môi trƣờng và điều kiện cạnh tranh thì thông tin công nghệ là điều kiện tiền đề cho hoạt động chuyển giao công nghệ và tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin không chỉ là nhu cầu mà còn là đòi hỏi sống còn của mỗi nhà kinh doanh và mỗi nhà quản lý. Thông tin công nghệ về nguyên tắc không chỉ cung cấp các chi tiết kỹ thuật mà còn phải cung cấp tất cả các chi tiết khác nhƣ: đào tạo, huấn luyện, chuyên gia,…để ngƣời sử dụng công nghệ có thể quyết định đầu tƣ để có thể khai thác đƣợc công nghệ ấy
Tính đặc thù
Đặc thù theo mục tiêu: Nội dung khái niệm và đặc tính của công nghệ cho ta thấy mỗi một công nghệ đƣợc sử dụng để giải quyết một mục tiêu nhất dịnh đồng thời với một mục tiêu hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) phải đƣợc định hƣớng nhƣ thế nào để đạt đƣợc mục tiêu đó. Đây cũng là vấn đề đặt ra đối với các nhà đầu tƣ quản lý khi hoạch định chính sách công nghệ cho doanh nghiệp cũng nhƣ cho quốc gia.
Đặc thù theo địa điểm: mỗi công nghệ đều đƣợc đặt trong môi trƣờng cụ thể, nhìn bề ngoài giống nhau nhƣng khi đặt ở hai quốc gia khác nhau thì khác
nhau do các yếu tố về con ngƣời, môi trƣờng, thị trƣờng, các yếu tố đầu vào…tác động.