2. Thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin ở Việt Nam
2.3.5.1. Quan điểm và mục tiêu
- Quan điểm
+ Phát triển nguồn nhân lực về CNTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
+ Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng và phát triển CNTT theo hƣớng hội nhập và đạt trình độ quốc tế.
+ Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế nhằm thu hút các nguồn đầu tƣ cho đào tạo nguồn nhân lực về CNTT.
- Mục tiêu:
a. Mục tiêu đến 2010
+ Đào tạo CNTT ở các trƣờng đại học trọng điểm đạt trình độ và chất lƣợng tiên tiến trong khu vực, bảo đảm phục vụ tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng.
+ Đào tạo CNTT ứng dụng trong các chuyên ngành đáp ứng yêu cầu về số lƣợng, trình độ và chất lƣợng cho sự phát triển ứng dụng CNTT trong các chuyên ngành.
+ Đào tạo về quản lý CNTT đảm bảo trang bị kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý để thực hiện nhiệm vụ quản lý ứng dụng và phát triển CNTT.
+ Phổ cập các kiến thức và kỹ năng sử dụng máy tính và mạng Internet đến 100% cán bộ, công chức và viên chức, 100% sinh viên đại học và cao đẳng,
100% học sinh trung học chuyên nghiệp, trung học nghề và trung học phổ thông, 50% học sinh THCS và một bộ phận dân cƣ có nhu cầu (9).
b. Mục tiêu cho giai đoạn 2004 - 2005
+ Đáp ứng về số lƣợng và cơ cấu nguồn nhân lực về CNTT theo Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2002 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển CNTT ở Việt Nam đến năm 2005.
+ Chuẩn hóa nội dung, chƣơng trình, trình độ đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất cho đào tạo CNTT theo khu vực và quốc tế, xây dựng và thực hiện theo các tiêu chí đảm bảo chất lƣợng đào tạo chuyên ngành CNTT tại các trƣờng trọng điểm.
+ Xây dựng và thí điểm triển khai chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng CNTT ứng dụng cho 5 chuyên ngành đào tạo.
+ Xây dựng chƣơng trình và tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng về quản lý CNTT cho các đối tƣợng là cán bộ lãnh đạo thông tin và CNTT, cán bộ quản lý CNTT, cán bộ quản lý dự án CNTT.
- Phổ cập các kiến thức và kỹ năng sử dụng máy tính và mạng Internet đến 50% cán bộ, công chức và viên chức, 100% sinh viên đại học và cao đẳng, 50% học sinh trung học chuyên nghiệp, trung học nghề và trung học phổ thông, 30% học sinh THCS và một bộ phận dân cƣ có nhu cầu.
2.3.5.2. Nội dung Chương trình
Chƣơng trình phát triển nguồn nhân lực về CNTT gồm 6 dự án, đề án sau:
a. Dự án nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học về CNTT
Mục tiêu: Chất lƣợng đào tạo đạt mức tiên tiến trong khu vực cả về kiến thức lẫn kỹ năng thực hành, thành thạo tiếng Anh và ngoại ngữ cần thiết cho CNTT.
- Xây dựng nội dung, chƣơng trình đào tạo theo chuẩn khu vực và quốc tế. - Chuẩn hóa trình độ của đội ngũ giảng viên CNTT theo trình độ tiên tiến khu vực và quốc tế.
- Dạy tiếng Anh và dạy chuyên ngành CNTT bằng tiếng Anh.
- Xây dựng và thực hiện hệ thống đảm bảo chất lƣợng đào tạo, tổ chức đánh giá chất lƣợng đào tạo về CNTT.
- Tăng cƣờng cơ sở vật chất cho đào tạo CNTT. Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b. Dự án hỗ trợ triển khai các chương trình liên kết đào tạo CNTT với các trường đại học nước ngoài
Mục tiêu: Hợp tác chặt chẽ với các trƣờng đại học ở nƣớc ngoài tổ chức các chƣơng trình đào tạo CNTT có trình độ tiên tiến tại Việt Nam.
Nội dung chủ yếu:
- Xây dựng chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc để tổ chức các chƣơng trình liên kết đào tạo.
- Tổ chức triển khai các chƣơng trình liên kết đào tạo về CNTT giữa các trƣờng đại học Việt Nam và trƣờng đại học nƣớc ngoài.
- Tổ chức đánh giá kết quả.
Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
c. Dự án đào tạo, bồi dưỡng về CNTT cho các chuyên ngành
Mục tiêu: Đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức và kỹ năng thực hành cho các chuyên ngành để đảm bảo ứng dụng CNTT có hiệu quả trong các chuyên ngành.
Nội dung chủ yếu:
- Xây dựng và hoàn thiện nội dung, chƣơng trình đào tạo CNTT ứng dụng cho các chuyên ngành chủ yếu.
- Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên CNTT ứng dụng chuyên ngành. - Tổ chức các lớp đào tạo và bồi dƣỡng về kỹ năng sử dụng và phát triển phần mềm ứng dụng chuyên ngành cho sinh viên giỏi và sinh viên đã tốt nghiệp các ngành chủ yếu.
- Tổ chức bồi dƣỡng tiếng Anh chuyên ngành.
- Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa đào tạo, bồi dƣỡng ngắn hạn về CNTT ứng dụng chuyên ngành cho các đối tƣợng có nhu cầu.
Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo
d. Dự án nâng cao chất lượng đào tạo về CNTT ở bậc trung học chuyên nghiệp và dạy nghề
Mục tiêu: Đào tạo về CNTT và đào tạo ứng dụng CNTT vào các ngành nghề cho học sinh ở bậc trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Nội dung:
- Xây dựng nội dung, chƣơng trình phục vụ đào tạo CNTT và đào tạo ứng dụng CNTT ở bậc trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
- Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên. - Tăng cƣờng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo. - Đánh giá chất lƣợng đào tạo.
Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
e. Dự án đào tạo về quản lý CNTT và phổ cập tin học cho cán bộ, công chức và viên chức
Mục tiêu: Đào tạo, bồi dƣỡng cho cán bộ lãnh đạo thông tin và CNTT (CIO), cán bộ quản lý CNTT, cán bộ quản lý dự án CNTT, phổ cập tin học cho cán bộ, công chức và viên chức.
- Xây dựng các chuẩn trình độ và triển khai các chƣơng trình phổ cập tin học cho cán bộ, công chức và viên chức.
- Xây dựng nội dung, chƣơng trình, tài liệu đào tạo về quản lý CNTT cho cán bộ lãnh đạo thông tin và CNTT (CIO), cán bộ quản lý CNTT, quản lý dự án CNTT.
- Xác định hệ thống các chức danh nghề nghiệp về CNTT trong các cơ quan, đơn vị.
Cơ quan chủ trì: Bộ Nội vụ.
f. Đề án dạy tin học và ứng dụng CNTT trong trường phổ thông
Mục tiêu: Triển khai việc ứng dụng CNTT vào việc dạy, học và công tác quản lý trong các trƣờng phổ thông.
Nội dung:
- Xây dựng nội dung, chƣơng trình dạy và học tin học trong trƣờng phổ thông đảm bảo liên thông giữa các cấp học.
- Xây dựng các chuẩn về thiết bị, máy tính, phần mềm, phòng học phục vụ ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học các môn học (9).
- Đào tạo giáo viên tin học, bồi dƣỡng tin học cho giáo viên các bộ môn. - Đổi mới phƣơng pháp dạy học trên cơ sở ứng dụng CNTT.
- ứng dụng mạng Internet trong nhà trƣờng phổ thông. - Triển khai tin học hóa quản lý nhà trƣờng.
Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.4. Thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục ở Việt Nam
2.4.1. ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục ở tiểu học
ứng dụng CNTT trong giáo dục từ lâu không còn là công việc mới mẻ. Nhƣng, với cấp tiểu học, do đặc thù mục tiêu và quản lý giáo dục, công việc này
dƣờng nhƣ đang đi những bƣớc khởi đầu. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, từ năm 2003, Bộ ban hành chƣơng trình dạy học các môn học tự chọn, trong đó có môn tin học để các trƣờng tiểu học đƣa vào dạy ở các lớp hai buổi/ngày, với thời lƣợng hai tiết/tuần (70 tiết/năm học) thực hiện từ năm học 2004 - 2005.
Căn cứ chƣơng trình và nội dung môn học, các địa phƣơng chủ động lựa chọn các bộ sách phù hợp đƣa vào giảng dạy tại các trƣờng tiểu học, phù hợp thực tiễn địa phƣơng. Xuất phát từ đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi và mục tiêu cấp học, phƣơng pháp dạy học tin học ở tiểu học đƣợc xác định là học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực; học lý thuyết gắn liền thực hành; giáo dục vệ sinh học đƣờng thông qua thực hành máy tính.
Thực tiễn triển khai chủ trƣơng này ở các địa phƣơng cho thấy, do còn có nhiều khó khăn (chủ yếu là cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên tin học còn thiếu), số trƣờng tiểu học tổ chức đƣa chƣơng trình tin học tự chọn vào giảng dạy ở các lớp học hai buổi/ngày còn ít, mới có khoảng 585/14.595 trƣờng, chiếm tỷ lệ 4% (chủ yếu theo sách "Tin học dùng cho học sinh tiểu học" của Nhà xuất bản Giáo dục). 26 tỉnh, thành phố chƣa triển khai chƣơng trình tin học tự chọn ở trƣờng tiểu học. Trong số 38 tỉnh, thành phố có triển khai, tỷ lệ các trƣờng tiểu học có dạy tin học tự chọn cũng còn thấp: Hà Nội, mới đạt 48,4%; TP Hồ Chí Minh: 21,6%; Đà Nẵng 21%; Phú Thọ 15,4%; Hải Phòng 13,9%; Thừa Thiên - Huế 11,9%...(10)
Việc ứng dụng CNTT (CNTT) vào quản lý giáo dục bậc tiểu học đã đƣợc một số địa phƣơng mạnh dạn triển khai, tập trung ở một số hoạt động: soạn thảo văn bản, báo cáo, quản lý điểm, quản lý học sinh, thiết kế giáo án điện tử... nhƣng chƣa đƣợc tổ chức một cách có hệ thống. Số trƣờng tiểu học sử dụng CNTT để quản lý hồ sơ, thời khóa biểu, điểm kiểm tra của giáo viên và học sinh... cũng mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn: Hà Nội 270/273 trƣờng, TP Hồ Chí Minh hơn 300 trƣờng/439 trƣờng, Quảng Ninh 102/157 trƣờng, hoặc ở các trƣờng đóng tại thị trấn, trung tâm huyện.
Việc sử dụng CNTT và truyền thông nhƣ một công cụ dạy học, hỗ trợ quá trình dạy và học mới ở mức sử dụng các phƣơng tiện nghe nhìn, nhƣ xem băng, đĩa hình các tiết dạy minh họa hoặc tƣ liệu hình ảnh. Một số giờ dạy bƣớc đầu có sử dụng máy tính, máy chiếu qua video, máy thu hình. Một số giáo án điện tử đƣợc thiết kế ở các môn toán, tiếng Việt, tự nhiên và xã hội.
Nhƣng, số trƣờng tiểu học có ứng dụng CNTT, cũng nhƣ giáo viên tin học ở tiểu học, và giáo viên tiểu học có hiểu biết về CNTT để ứng dụng đƣợc trong giảng dạy còn rất ít. Tại Hà Nội: mới có 4/273 trƣờng tiểu học thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học, 46/7.172 giáo viên biết soạn thảo và sử dụng phần mềm dạy học trong tổ chức hoạt động dạy học. Tại Đà Nẵng có 204/2.883 giáo viên sử dụng giáo án điện tử. Còn lại hầu hết giáo viên tiểu học ở các tỉnh có thể sử dụng đƣợc máy tính cũng chỉ để soạn kế hoạch dạy học, hoặc truy cập thông tin. Số nhà trƣờng có máy tính, nhƣng hiệu quả sử dụng theo tinh thần đổi mới phƣơng pháp dạy học chƣa cao (10).
Thực tiễn đó cho thấy, để đƣa môn tin học vào giảng dạy và ứng dụng CNTT vào công tác quản lý giáo dục tiểu học thật sự có hiệu quả và chất lƣợng, ngành giáo dục và đào tạo cần xem xét việc có biên chế cho giáo viên tin học ở trƣờng tiểu học, gắn với việc cung cấp nhiều tài liệu tin học tuyển chọn và giới thiệu những phần mềm ứng dụng CNTT, giáo án điện tử các môn học... để các địa phƣơng lựa chọn phù hợp điều kiện thực tế. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý tiểu học đƣợc tổ chức tập huấn về tin học, ứng dụng CNTT trong quản lý, và giảng dạy, đặc biệt về đổi mới phƣơng pháp. Ngành cũng cần hƣớng tới xây dựng mô hình chuẩn về ứng dụng CNTT ở bậc tiểu học, và tăng cƣờng trang thiết bị để các nhà trƣờng tiểu học có thể ứng dụng CNTT trong dạy học, quản lý giáo dục.
Mới đây, tại cuộc họp đánh giá việc triển khai chủ trƣơng đƣa tin học và ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục tiểu học, Thứ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trần Văn Nhung, cho rằng, chủ trƣơng này cần tiếp tục đƣợc đẩy mạnh ở các địa phƣơng, nhƣng ngành giáo dục tiểu học phải xem xét, đánh giá mức độ
yêu cầu của nội dung chƣơng trình môn tin học ở tiểu học đã phù hợp chƣa, tránh tình trạng quá tải, tránh trùng lặp với chƣơng trình môn tin học ở cấp trung học phổ thông, nhƣng đồng thời phải phù hợp thực tiễn các địa phƣơng. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phải phối hợp các cơ quan liên quan, xây dựng cơ chế để UBND các tỉnh quyết định việc tuyển giáo viên tiểu học, xây dựng tiêu chuẩn về trình độ tin học với giáo viên tiểu học. Các trƣờng sƣ phạm đào tạo giáo viên tiểu học phải có chƣơng trình tin học trong nội dung đào tạo. Hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học nói riêng, phổ thông nói chung cần phải có trình độ tin học - ngoại ngữ (tiếng Anh) biết sử dụng, khai thác và ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy, quản lý (10).
Những nội dung này sẽ đƣa vào tiêu chuẩn khi bổ nhiệm cán bộ. Ngành giáo dục và đào tạo các địa phƣơng cần kiểm tra, xem xét việc đầu tƣ cơ sở vật chất cho CNTT ở các trƣờng tiểu học những năm qua ở mức độ nào, phát huy hiệu quả đến đâu, tránh đầu tƣ lãng phí, nhất là đối với thiết bị CNTT nhanh lạc hậu, khấu hao lớn. Việc đầu tƣ cũng cần có trọng điểm, tránh dàn trải, bình quân, ƣu tiên tập trung đầu tƣ cho những cơ sở có đủ điều kiện khai thác và sử dụng CNTT hiệu quả.
2.4.2. ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục Đại học
Công tác quản lý và phục vụ đang từng bƣớc đƣợc tin học hóa bằng việc xây dựng phần mềm quản lý với mục đích đáp ứng tốt hơn yêu cầu phục vụ hiện tại và trong thời gian tới. Phầm mềm đƣợc thực hiện trên Linux, MS Window, mô hình Client - Server, giao diện Web, đơn giản, dễ sử dụng. Với việc thực hiện và chạy đƣợc trên cả hai hệ điều hành này phần mềm sẽ đáp ứng đƣợc yêu cầu về tính kế thừa và phát huy tối đa khi mô hình quản lý đƣợc triển khai trong tƣơng lai tại Hòa Lạc. Việc quản lý hồ sơ sinh viên đƣợc thực hiện trƣớc hết dựa trên dữ liệu nguồn từ kết quả trúng tuyển đại học của các trƣờng thành viên ĐHQGHN, sau đó những thông tin mới của sinh viên sẽ đƣợc nhập bổ sung vào hồ sơ.
Bƣớc tiếp theo của công tác tin học hoá là triển khai mạng Internet tại phòng ở sinh viên. Đây là việc làm thiết thực nhƣng cũng gặp không ít khó khăn bởi đây là một mô hình hoàn toàn mới mẻ. Sau khi đƣợc sự đồng ý của lãnh đạo ĐHQGHN, Ban quản lý Ký túc xá (KTX) Mễ Trì đã triển khai công tác này một cách bài bản và khoa học. Để tìm hiểu nhu cầu của sinh viên nội trú trong KTX về việc lắp đặt hệ thống máy tính có nối mạng Internet ngay tại phòng để phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, và giải trí của sinh viên, Ban quản lý KTX Mễ Trì đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ và tƣ vấn tâm lý (Khoa Tâm lý học, Trƣờng ĐHKHXH&NV) tiến hành cuộc trƣng cầu ý kiến. 400 sinh viên nội trú thuộc hai trƣờng ĐHKHTN và ĐHKHXH&NV đang nội trú tại KTX Mễ Trì đã đƣợc nhận phiếu trƣng cầu. Việc tìm hiểu và đánh giá này dựa trên những phát hiện về các vấn đề nhƣ: nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên nội trú trong