Thực trạng về hoạt động du lịch tại Vịnh Hạ Long

Một phần của tài liệu Xác định nhu cầu du lịch thể thao đối với khách tại Vịnh Hạ Long (Trang 63)

6. Bố cục của đề tài

2.2.1.Thực trạng về hoạt động du lịch tại Vịnh Hạ Long

Với những điều kiện để cung ứng du lịch thể thao nói riêng và du lịch nói chung, Hạ Long đã và đang trở thành một điểm sáng du lịch đối với du khách Việt Nam và du khách quốc tế.

9 3 % 5% 2 %

Số khách có ý định hoặc đã t ới t ham quan Hạ Lo ng

Số khách chưa t ới và chưa biết sẽ t ới Hạ Long Ý kiến khác

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tỷ lệ du khách có ý định tới thăm hoặc đã tới thăm Vịnh Hạ Long

Biểu đồ 2.1 trên đây được xác định căn cứ theo điều tra cá nhân. Theo đó, có thể thấy trên 100 phiếu thăm dò du khách thí có tới 93% du khách trả lời rằng có ý định tới hoặc đã tới Hạ Long, 5% du khách chưa tới hoặc chưa quyết định tới Hạ Long hay không, 2% còn lại có ý kiến khác về việc tới thăm Vịnh Hạ Long. Chỉ với con số như vậy chúng ta có thể thấy rằng, Vịnh Hạ Long thực sự có sức hấp dẫn lớn lao đối với khách du lịch, không chỉ với du khách Việt Nam và du khách quốc tế.

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, trong năm 2009, tỉnh Quảng Ninh đã có 3,863,860 lượt khách tới thăm trong đó số lượt khách thăm Vịnh Hạ Long là 1.697.081. Tổng thu nhập từ du lịch trong năm 2009 là 1.904.723 triệu Việt Nam đồng tương đương 100.248.579 USD và thu nhập du lịch từ Vịnh Hạ Long là 1.697.081 triệu đồng, chỉ riêng số tiền vé thu được từ khách tham quan Hạ Long là 64.816 triệu đồng. Đây là những con số đáng kể về thu nhập từ du khách tới thăm quan Vịnh Hạ Long.

Các hoạt động du lịch được tại Hạ Long cũng được phát triển đa dạng, phong phú. Đó là các dịch vụ du lịch lưu trú trên vịnh biển, bằng tàu biển; các hoạt động thu hút đông đảo khách du lịch như biểu diễn cá heo, hải cẩu, xiếc thú, công viên nhạc nước, múa rối nước... Lượng khách du lịch tăng dần, bính quân mỗi năm tăng 24,5%. Năm 2009, số khách du lịch đến Thành phố ước tình 2,5 triệu lượt, bằng 3.8 lần so với năm 2000. Các chợ và khu thương mại được nâng cấp và xây dựng mới, phục vụ một phần nhu cầu mua sắm thiết yếu của khách du lịch.

Song song với việc mở rộng các dịch vụ du lịch tại Hạ Long, không gian, sản phẩm và các loại hính du lịch tại Hạ Long cũng đang được mở rộng

Cùng với việc nâng cấp đường bộ, các bến xe, các bến tàu, tạo thuận lợi cho khách du lịch đến Thành phố bằng cả đường bộ và đường biển, Thành phố đã mở rộng không gian du lịch đưa khách đến tất cả các điểm du lịch trên vịnh Hạ Long

và các khu vực khác thuộc địa bàn thành phố. Các loại hính du lịch cũng được phát triển, phù hợp với các không gian du lịch, như du lịch tham quan để đến với các hòn đảo và hang động của vịnh Hạ Long; du lịch sinh thái để tím hiểu các hệ sinh thái biển và ven biển; du lịch văn hoá để đến với núi Bài Thơ, chùa Long Tiên, đền Trần Quốc Nghiễn, chùa Lôi Âm...; du lịch đô thị để đến với các phố của thành phố Hạ Long, các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, các bảo tàng, nhà văn hóa...; du lịch nghỉ ngơi giải trì như đua dù, lướt ván... để đến với các công viên du lịch Hoàng Gia, Tuần Châu, đảo du lịch Ti Tốp... Thành phố cũng mở rộng không gian về các hướng, như hướng Đông Nam ra vịnh Hạ Long, bổ sung các điểm du lịch Đầu Bê, Hang Trai, Cống Đỏ; hướng Đông Bắc kết nối với khu du lịch Bái Tử Long và Vân Đồn, hướng Tây Nam bổ sung khu vực hồ Yên Lập... Các công ty lữ hành của thành phố cũng liên tục tổ chức các chuyến đi ngắn ngày, dài ngày cho khách du lịch ở thành phố Hạ Long và các huyện thị lân cận tới hầu hết các điểm du lịch nổi tiếng ở các nước trong khu vực Châu Á và Đông Nam Á. Những thành tựu đó đã làm cho ngành du lịch, phục vụ được nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, đồng thời góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng kinh tế, biến du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững.

Có thể khẳng định rằng, du lịch Hạ Long đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của du lịch Quảng Ninh nói riêng và thương hiệu Hạ Long cũng đã góp phần định vị thưong hiệu du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, du lịch Hạ Long cũng còn có nhiều hạn chế như sau:

Thứ nhất: Chi tiêu du lịch của du khách tại Hạ Long thường chỉ giới hạn trong một số dịch vụ cơ bản như: chi phì cho lưu trú, chi phì cho ăn uống và chi phì giành cho thăm quan vịnh. Các chi phì cho dịch vụ giải trì, hoặc tham gia vào các hoạt động thể thao tại điểm, chi phì cho quà lưu niệm gần như không có hoặc chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng chi tiêu của du khách.

thu hút, khiến du khách chịu trả tiền cho các nhu cầu khác ngoài nhu cầu thiết yếu. Đây chình là một vấn đề nan giải của du lịch Hạ Long.

Thứ 2: Tỷ lệ khách du lịch quyết định quay trở lại thăm Hạ Long vào

lần thứ 2 là rất ìt. Dưới đây là bảng tỷ lệ thống kê theo điều tra của cá nhân (với phạm vi của đề tài này)

23%

62.00% 15%

Tỷ lệ du khách quay trở lại thăm Hạ Long lần thứ 2

Tỷ lệ du khách quyết định không quay trở lại thăm Hạ Long

Ý kiến khác

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ du khách quyết định quay trở lại thăm Hạ Long

Theo điều tra trên đây thí chỉ có 23% du khách được hỏi sẽ quyết định quay trở lại Hạ Long lần thứ 2, có tới 62% du khách nói không với việc quay trở lại điểm du lịch biển này, và 15% có ý kiến khác về việc quay trở lại Hạ Long. Các ý kiến này thường là sẽ xem xét quay trở lại nếu thấy Hạ Long có những đổi mới đủ hấp dẫn du khách quay trở lại. Đây thực sự là một số liệu thống kê nên được chú ý, bởi Hạ Long thực sự là một điểm du lịch hấp dẫn với nhiều thắng cảnh đẹp. Tuy nhiên chỉ có 23% du khách mong muốn quay trở lại thăm vùng biển này.

Thứ ba: Hoạt động du lịch còn mang tình tự phát, việc quy hoạch du lịch

thiên nhiên thế giới vào năm 1994, Vịnh Hạ Long đã được rất nhiều cấp, ban ngành chú trọng về mặt quản lý. Cụ thể là hàng loạt các văn bản, quy phạm pháp luật đã được đưa ra bao gồm: Quy chế quản lý bảo vệ Vịnh Hạ Long do UBND tỉnh ban hành; Bộ Tài nguyên và môi trường đã ký thông báo hướng dẫn việc bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long; quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đã được Thủ tướng chình phủ phê duyệt; dự án “Bảo tàng sinh thái Hạ Long” với sự hợp tác của UNESCO và dự án thành phần “Làng chài Cửa Vạn” với sự tài trợ của Chình phủ Na Uy đã từng bước được thực hiện.

Có thể nói sau hơn 10 năm hoạt động, Ban quản lý Vịnh Hạ Long đã đạt được những thành tựu đáng tự hào như: Triển khai rộng khắp công tác về tuyên truyền, giáo dục cộng đồng tham gia bảo vệ di sản; tổ chức tốt hoạt động quản lý bảo vệ, giữ gín cảnh quan môi trường trên Vịnh; công tác nghiên cứu phục vụ du khách, phục vụ phát triển du lịch; mở rộng hợp tác quốc tế.

Mặc dù có rất nhiều văn bản pháp luật quy định về việc khai thác du lịch tại Hạ Long các quy hoạch tổng thể về vùng phát triển du lịch trên Vịnh nhưng việc kiểm soát hoạt động du lịch còn rất nhiều vấn đề như: vấn đề về kiểm soát số lượng tàu khách, số lượng khách sạn, nhà hàng tại Hạ Long, vấn đề về kiểm soát chất thải của các tàu khách, vấn đề về kiểm soát khu khai thác du lịch. Hầu hết các hoạt động mới chỉ dừng lại ở việc thanh kiểm tra định kỳ, và trên văn bản giấy tờ, chứ chưa thực sự nghiêm túc. Chình điều này dẫn tới việc thả nổi số lượng tàu, khách sạn đón khách trên Vịnh, vấn đề về rác, chất thải sinh hoạt của các tàu khách cũng không được kiểm soát.

Thứ tư: Vấn đề về sản phẩm du lịch. Hiện tại, Hạ Long còn khá nghèo nàn về sản phẩm du lịch. Có chăng chỉ một vài loại hính du lịch được khai thác tại vùng Vịnh xinh đẹp này. Tại cuộc hội thảo khoa học - thực tiễn mang

tên “Giá trị đa dạng tiêu biểu Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long” diễn ra vào ngày 21/11/2009 với sự góp mặt của hơn 100 nhà khoa học, nhà quản lý thuộc các cơ quan Trung ương, tỉnh Quảng Ninh và đại diện một số tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam, ông Lê Trọng Bính, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Du lịch cũng khẳng định: “Về vấn đề phát triển du lịch tại khu di sản này, mặc dù doanh thu từ du lịch Vịnh Hạ Long những năm gần đây tăng mạnh nhưng thẳng thắn nhín nhận, hiện nay khu vực di sản này vẫn đang gặp phải những tồn tại và thách thức đặc biệt trong lĩnh vực phát triển sản phẩm du lịch” Nguồn dẫn: Bài viết “Vịnh Hạ Long: Vinh quang song hành cùng thách thức”, đăng tại trang web của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đăng với địa chỉ:

http://www.cinet.gov.vn/ArticleDetail.aspx?newsid=30064&ZoneId=21&rid=20.

Hiện tượng trùng lặp các hoạt động du lịch, sản phẩm du lịch trong đầu tư phát triển kinh doanh; chất lượng sản phẩm du lịch chưa đáp ứng với nhu cầu và thị hiếu của thị trường, chưa hấp dẫn những đối tượng khách có khả năng chi trả cao là những bất cập vẫn tồn tại thời gian qua… Sở dĩ xảy ra tính trạng trên là do hoạt động du lịch vui chơi giải trì còn đơn điệu, nội dung, quy mô nhỏ, phân tán, chất lượng chưa cao, các loại hính du lịch khu di sản chủ yếu là các tuyến tham quan thắng cảnh Vịnh với nội dung và hính thứ nghèo nàn, đơn điệu, chưa tôn vinh được các giá trị đặc biệt của di sản. Các tuyến tham quan trên các tuyến tham quan dưới mặt biển còn chưa được đầu tư. Các giá trị thẩm mỹ của vùng cảnh quan biển, đảo, khu sinh thái biển, văn hoá truyền thống chưa được khai thác hiệu quả trong bối cảnh gia tăng những dấu hiệu suy giảm giá trị cảnh quan du lịch, sự phát triển thiếu bền vững của Hạ Long. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ năm: Vấn đề về bảo vệ môi trường du lịch, bảo vệ môi trường biển.

Thực tế cho thấy ý thức về bảo vệ môi trường di sản của khách du lịch, cộng đồng địa phương còn chưa cao, chưa xây dựng được hính ảnh, thương hiệu du

lịch Hạ Long hiện đại, văn minh, lịch sự, vẫn còn hiện tượng ăn xin, đeo bám khách du lịch, ảnh hưởng tới môi trường du lịch di sản.

Trên đây là một số tóm tắt về những thành tựu cũng như những thực trạng chung về hoạt động du lịch tại Vịnh Hạ Long. Là một phần của du lịch Hạ Long, loại hính du lịch thể thao cũng đã thu được một số kết quả đáng kể đóng góp vào kết quả chung đó. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó, du lịch thể thao cũng gặp phải nhiều vấn đề cần giải quyết. Cụ thể được nêu chi tiết tại mục 2.2.2 dưới đây.

Một phần của tài liệu Xác định nhu cầu du lịch thể thao đối với khách tại Vịnh Hạ Long (Trang 63)