6 Tăng cường trang thiết bị những kiến thức cơ bản về TDTT 121 3,
3.2.3. Thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm
Với mục đích xác định hiệu quả của 5 biện pháp đã lựa chọn trong việc tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá nhằm nâng cao thể lực cho sinh viên Đại học SP TDTT Hà Nội. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm, đó là áp dụng một cách có hiệu quả và khoa học các biện pháp mà thông qua cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nhằm đánh giá mức độ hiệu quả của biện pháp.
* Thời gian thực nghiệm: 01/2011 – 06/2011 * Đối tượng thực nghiệm: 81 sinh viên. Trong đó: - Nhóm đối chứng (ĐH K40) là 60 em (21 nữ) - Nhóm thực nghiệm (ĐH K41) là 61 em (24 nữ)
Đối tượng thực nghiệm ở cả hai nhóm đều tương đối đồng đều về lứa tuổi, giới tính, trình độ thể lực.
* Trong quá trình thực nghiệm: Cả hai nhóm đều học tập theo tiến độ chương trình đào tạo hiện tại của nhà trường. Tuy nhiên thì nhóm đối chứng sẽ không có sự tác động của các biện pháp đã lựa chọn còn nhóm thực nghiệm được áp dụng 5 biện pháp đã lựa chọn.
* Để đánh giá mức độ phát triển thể lực của sinh viên và chất lượng đào tạo trước và sau khi thực nghiệm chúng tôi đã sử dụng các test sau:
* Test kiểm tra đánh giá mức độ phát triển thể lực:
- Nằm ngửa gập bụng (số lần/30 giây) - Chạy 30m XPC (s)
- Dẻo gập thân (lần/30s) - Chạy con thoi 4x10m (s) - Bật xa tại chỗ (cm) - Chạy tuỳ sức 5 phút (m)
Thời điểm kiểm tra các test trước và sau thực nghiệm đều được tiến hành trong cùng một thời gian và các điều kiện kiểm tra như nhau.
* Đánh giá chất lượng ngoại khoá ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo:
- Thông qua sự tăng trưởng thể lực được kiểm tra đầu và cuối học kỳ 2. - Thông qua kết quả thực tập sư phạm cuối khoá.
* Quá trình thực nghiệm được tiến hành theo 2 giai đoạn: