Thực trạng tập luyện thể thao ngoại khoá hiện nay của sinh viên Trường Đại học SP TDTT Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khoá nâng cao thể lực cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội (Trang 50 - 54)

B. Kiến thức chuyên ngành

3.1.6. Thực trạng tập luyện thể thao ngoại khoá hiện nay của sinh viên Trường Đại học SP TDTT Hà Nội.

Trường Đại học SP TDTT Hà Nội.

Để có một căn cứ chính xác cũng như nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu có khoa học và phù hợp với thực tiễn của nhà truờng, chúng tôi tiến hành xác định hiệu quả của phong trào TDTT hiện nay đối với sinh viên một cách khách quan thống nhất qua hai phương pháp chủ yếu là: Phương pháp phỏng vấn và phương pháp quan sát.

Với phương pháp quan sát chúng tôi sẽ đánh giá chủ quan được hình thức hoạt động TDTT của nhà trường có hiệu quả như thế nào đối với sinh viên.

Để đánh giá khách quan, chúng tôi tiến hành phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu hỏi đối với sinh viên và cán bộ - giáo viên.

Đối tượng là cán bộ quản lý và giáo viên trong trường: Về cơ cấu tổ chức trong trường đại học thì đối tượng này được phân thành ba nhóm chính đó là: Nhóm giáo viên giảng dạy các môn học đại cương, nhóm giáo viên giảng dạy các môn chuyên ngành và nhóm các cán bộ quản lý thuộc các phòng ban. Qua thực tiễn, chúng tôi nhận thấy chỉ có trưởng phó phòng ban, cán bộ quản lý sinh viên, Đoàn thanh niên, hội sinh viên và các giáo viên chuyên ngành GDTC là có liên quan trực tiếp tới công tác GDTC của sinh viên, do đó mà chỉ có những thông tin do họ cung cấp mới đáp ứng đúng thực tiễn khách quan và phù hợp với yêu cầu của đề tài. Vì vậy chúng tôi chỉ giới hạn ở phạm vi các đối tượng trên.

Đối với giáo viên, tổng số người được phỏng vấn là 40 người. Trong đó:

- Ban Giám hiệu: 03

- Trưởng, phó phòng ban: 14 - Cán bộ quản lý sinh viên: 02 - Cán bộ Đoàn thanh niên: 02

- Cán bộ Hội thể thao Đại học và chuyên nghiệp Đại học SP TDTT Hà Nội là: 02

- Các giáo viên TDTT: 17

Đối tượng sinh viên: Đây là đối tượng đang học chính quy tại trường, là đối tượng trọng tâm của công tác giáo dục và đào tạo của nhà trường. Do đó để phát triển thể chất cho sinh viên thì nhà trường cần phải lựa chọn được những biện pháp hợp lý nhằm cải tiến công tác quản lý và tổ chức hoạt động TDTT của sinh viên, để từ đó sinh viên hiểu và nhận thức được đây là những hoạt động lành mạnh và bổ ích cho chính bản thân họ. Từ sự nhận thức ấy họ sẽ phát huy được tính tự giác tích cực trong tập luyện và có ý thức tập luyện TDTT thường xuyên. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 125 sinh viên của cả 4 khoá trong đó:

- Sinh viên khoá 40: 28 (8 nữ) - Sinh viên khoá 41: 22 (8 nữ)

- Sinh viên khoá 42: 25 (8 nữ) - Sinh viên khoá 43: 17 (9 nữ)

Kết quả phỏng vấn cán bộ giáo viên và sinh viên về thực trạng tập luyện thể thao ngoại khoá của sinh viên được trình bày trên bảng 3.4

Bảng 3.4. Đánh giá của cán bộ giáo viên và sinh viên về thực trạng tập luyện TT ngoại khoá của trường Đại học SP TDTT Hà Nội (n=40)

TT Nội dung phỏng vấn Số phiếu lựa chọn

Tỷ lệ (%) 1

Chương trình đào tạo giáo viên chuyên ngành Thể dục – Sinh có phù hợp với yêu cầu của Bộ GD-ĐT và nhà trường?

27 67,5

2

Các giờ học TDTT chính khoá có đáp ứng với yêu cầu nâng cao thể lực cho sinh viên chuyên ngành Thể dục – Sinh?

09 22,5

3

Công tác đào tạo giáo viên chuyên nghành GDTC của nhà trường cần tập trung vào những vấn đề gì? - Phải cải tiến chương trình giảng dạy cho phù hợp với điều kiện thực tế trong trường.

- Phải đảm bảo cơ sở vật chất

- Tăng cường tổ chức cải tiến hình thức hoạt động TDTT cho sinh viên.

- Có biện pháp tổ chức và quản lý các CLB TDTT 14 25 21 25 27,5 62,5 52,5 62,5 4

Để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên chuyên nghành GDTC trong điều kiện không thay đổi số giờ nội khóa, thì có cần tăng cường hoạt động TDTT ngoại khoá.

36 90

5

Phong trào hoạt động TDTT ngoại khoá của sinh viên: - Rất phát triển - Có rất ít hoạt động - Không có hoạt động gì cả 4 9 27 10 22,5 67,5

Bảng 3.5. Đánh giá của sinh viên về thực trạng tập luyện TDTT ngoại khoá của Trường ĐHSP TDTT Hà Nội (n = 125)

TT Nội dung phỏng vấn Số phiếu lựa chọnCó Tỷ lệ (%)

1

Bên cạnh giờ học nội khoá thì cần có tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khoá:

- Rất cần thiết - Cần thiết - Không quan trọng 48 53 24 38,4 42,4 19,2 2

Vì sao phải tăng cường tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khoá?

- Giờ học TDTT nội khoá quá ít, không đáp ứng nhu cầu tập luyện.

- TDTT nội khoá là giờ học bắt buộc phải học theo các môn đã định trước. 86 20 68,8 16 3

Ngoài giờ học nội khoá, có tham gia vào các hoạt động thể thao ngoại khoá không?

- Thường xuyên - Thỉnh thoảng - Không tham gia

26 39 60 20,8 28,8 48

Qua kết quả phỏng vấn ở bảng 3.4 cho thấy: Chương trình giảng dạy nội khoá của Đại học SP TDTT Hà Nội đã phù hợp với chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, theo ý kiến của cả giáo viên và sinh viên thì nội dung chương trình này chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động TDTT của sinh viên. Qua phỏng vấn mà chúng tôi biết được đó là các lý do như: Giờ học TDTT nội khoá quá ít (với 68,8% sinh viên được hỏi đồng ý) và các nội dung TDTT phải học lại không phù hợp với ý thích cững như thể hình của bản thân sinh viên có (16% số sinh viên được hỏi đồng ý với ý kiến này). Với các lý do như vậy, chúng tôi nhận được một thực tế trả lời là chỉ có 20,8% số sinh viên được hỏi là họ có tham gia tập luyện thể thao ngoại khoá thường xuyên và là một con số ít với 48% số sinh viên được hỏi không tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá. Đây là một thực tế mà không chỉ có các giáo viên chuyên ngành TDTT nhìn thấy mà các cán bộ, giáo viên trong trường đều nhận ra; điều này chúng tôi khẳng định thông qua 67,5% số cán bộ giáo viên được hỏi đồng ý là “Phong trào

thể thao ngoại khoá của sinh viên không có hoạt động gì cả” và với kết quả là 38,4 (rất cần thiết) cộng với 42,4% (cần thiết) số sinh viên được hỏi và 90% số cán bộ giáo viên được hỏi đều khẳng định rằng cần phải tăng cường hoạt động TDTT ngoại khoá như hiện nay; thì chúng tôi khẳng định vấn đề phát động phong trào tập luyện TDTT nói chung và thể thao ngoại khoá nói riêng là một việc vô cùng cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Như vậy, có thể thấy hoạt động thể thao ngoại khoá của sinh viên chuyên nghành GDTC còn nhiều bất cập, khó khăn và hạn chế. Để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng đó, làm căn cứ cho việc lựa chọn biện pháp tác động, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sinh viên, kết quả được trình bày trong bảng 3.6.

Bảng 3.6. Đánh giá của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tập luyện ngoại khoá (n=125)

TT Nội dung phỏng vấn Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khoá nâng cao thể lực cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w