B. Kiến thức chuyên ngành
3.1.5. Các hình thức hoạt động thể thao ngoại khoá của Trường Đại học SP TDTT Hà Nội.
TDTT Hà Nội.
Thông qua việc quan sát, tìm hiểu thực tế cùng với việc vận dụng phương pháp phỏng vấn cán bộ giáo viên và sinh viên chúng tôi thấy trong trường có tồn tại các loại hình hoạt động thể thao ngoại khoá sau:
* Tự tập luyện: Các em tự tập luyện TDTT hoặc tự chơi một số môn thể
thao ưa thích hoặc sinh hoạt ở các câu lạc bộ ngoài xã hội. Với loại hình tập luyện này thì chỉ có ở một số em sinh viên có điều kiện kinh tế hoặc hứng lên thì tập. Nên không được thường xuyên, lâu dài và tập luyện không có khoa học, không có sự đảm bảo an toàn.
* Hoạt động câu lạc bộ thể thao: Đây là hình thức còn rất mới mẻ đối
với sinh viên Đại học SP TDTT Hà Nội. Hiện nay trong nhà trường có 1 câu lạc bộ Quần vợt nhưng đó là câu lạc bộ của giáo viên. Đồng thời 1 câu lạc bộ này cũng không mang tính liên tục mà chỉ do thoả mãn nhu cầu về đời sống tinh thần. Bộ môn Võ_Cờ vua_Đá cầu đã được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường mở một câu lạc võ thuật nhưng số lượng sinh viên tham gia đông nhưng không mang tính ổn định lâu dài. (giảm dần theo thời gian). Có thể khẳng định hoạt động dưới hình thức này chưa thu hút được nhiều sinh viên tham gia.
* Hoạt động thi đấu: Đây là hình thức hoạt động được đông đảo sinh
viên TDTT hưởng ứng. Tuy nhiên nó không trở thành một hệ thống giải nhất định (giải truyền thống) vì khi có kinh phí thì tổ chức, khi không có kinh phí thì thôi. Hoạt động này thường mang tính tự phát của đoàn thể, của các Bộ môn thuộc nhà trường. Vì vậy, hoạt động này không mang tính phổ biến cho sinh viên chưa thực sự là động lực thúc đẩy lòng say mê cũng như tính tự giác tích cực của sinh viên.
* Tập luyện có hướng dẫn: Đây là loại hình hoạt động được đảm bảo về
chất lượng nhất hiện nay. Nhưng hoạt động này chỉ hạn chế ở một số đội tuyển thi đấu của nhà trường cho các giải của ngành, thành phố, khu vực. Do vậy hoạt động này chỉ mang tính mùa vụ và hạn chế về số lượng người tham gia.
Sau khi đánh giá các loại hình hoạt động thể thao ngoại khoá của trường Đại học SP TDTT Hà Nội chúng tôi thấy các loại hình này chưa thu hút được đông đảo sinh viên tham gia cũng như việc thúc đẩy tính tự giác tập luyện của các em. Vì vậy, cần phải suy nghĩ, nghiên cứu tìm ra các biện pháp hợp lý để tổ chức, quản lý tốt và hợp lý các loại hình hoạt động TDTT ngoại khoá thì mới có tác dụng thu hút, thúc đẩy tính tự giác tích cực tập luyện của sinh viên qua đó sẽ có tác dụng phát triển thể lực cho tất cả sinh viên nhằm đáp ứng được tốt mục tiêu đào tạo của con người mới của công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.