Tính hứng thú là chỉ sự hứng thú của học sinh với hoạt động ngoại khoá. Song để có được sự hứng thú này, hoạt động ngoại khoá cần có sức hấp dẫn. Hoạt động ngoại khoá là sự tham gia tự nguyện và chọn lựa tự do của học sinh. Nếu hoạt động không có hứng thú sẽ không thể khích lệ được yêu cầu nội tại tham gia hoạt động của các em, tức là tham gia các hoạt động một cách hời hợt và cũng khó có thể duy trì lâu dài. Tuy vậy cũng không thể đeo đuổi tính hứng thú và coi nhẹ tác dụng giáo dục của hoạt động ngoại khoá. Vì vậy nội dung hoạt động ngoại khoá phải đa dạng phong phú để cuốn hút học sinh, sinh viên tham gia. Hình thức phải đa dạng phong phú mới mẻ và hấp dẫn, đồng thời đan xen giáo dục vào sự vui vẻ.
Tính tích cực cũng là sự yêu cầu sinh viên tham gia mọi hoạt động ngoại khoá phải lấy tư cách người chủ đề tổ chức và tham gia tự nguyện, tự giác và tự động. Việc phát huy tính chủ động về tính tích cực của sinh viên phụ thuộc rất lớn vào hình thức và nội dung hoạt động, bởi vậy nội dung và hình thức hoạt động ngoại khoá phải làm sao cho học sinh động não và hành động trong hoạt động. Mặt khác cũng biến hoạt động ngoại khoá thành một quá trình suy nghĩ độc lập để tham gia hoạt động với một tâm lý hứng khởi nhất. Trong hoạt động ngoại khoá khác cần phát huy tính chủ động của sinh viên không có nghĩa là loại bỏ tác dụng chủ đạo của người thầy…Như vậy, thông qua phân tích tổng quan của đề tài, chúng tôi đã khẳng định được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước
đến TDTT nói chung và đào tạo đội ngũ giáo viên chuyên ngành sư phạm GDTC nói riêng. Đồng thời cũng thấy được vai trò của hoạt động thể thao ngoại khoá đối với việc cùng với thể thao nội khoá tăng cường sức khoẻ, thể lực cũng như chất lượng đào tạo cho học sinh, sinh viên trong nhà trường các cấp.
CHƯƠNG 2