Phương pháp này được dùng trong quá trình đánh giá hiệu quả các biện pháp nâng cao thể lực cho sinh viên Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội. Trên cơ sở tổ chức và so sánh kết quả thu được qua nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.
Để khẳng định tính khoa học và tính hiệu quả của những biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khoá đã đề ra nhằm nâng cao hiệu quả ngoại khoá cho sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, chúng tôi lựa chọn 162 sinh viên của 2 khoá K40 – K41 làm đối tượng thực nghiệm của đề tài.
- Thực nghiệm được tổ chức tại Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội. Thời gian 6 tháng (1 học kỳ)
- Đối tượng thực nghiệm: 82 sinh viên (32 nữ, 50 nam) - Đối tượng đối chứng là 80 sinh viên (30 nữ, 50 nam)
Ngoài ra do đề tài kéo dài trong 02 năm mà chúng tôi cần biết được hiệu quả của những biện pháp đã lựa chọn có hiệu quả như thế nào đối với sự tăng trưởng thể lực cũng như trình độ sư phạm của sinh viên. Do đó mà chúng tôi đã chọn một lớp chuẩn bị thực tập, một lớp còn đang theo học năm thứ 3 khi đó chúng tôi đánh giá được khả năng sư phạm cũng như năng lực chuyên môn của các em trong quá trình thực tập cũng như sự tăng trưởng về thể lực mà những biện pháp tổ chức hoạt động thể thao ngoại khoá mang lại.
Căn cứ vào việc giải quyết nhiệm vụ 1: Chúng tôi tiến hành lựa chọn những biện pháp, đây là những biện pháp mà trước khi đưa ra sử dụng đã được lấy ý kiến thống nhất (thông qua phiếu phỏng vấn và phương pháp quan sát sư phạm) tại trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội.