B. Kiến thức chuyên ngành
3.1.4. Cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT của trường Đại học SP TDTT Hà Nội.
Qua bảng 3.2. cho thấy trình độ chuyên môn, tư tưởng đạo đức nghề nghiệp của các đồng chí trực tiếp giảng dạy là rất tốt chiếm tỉ lệ cao nhất (94%, 100%) tuy nhiên năng lực tổ chức thi đấu và khả năng hoạt động xã hội là hai nội dung cơ bản để đảm bảo cho công tác ngoại khoá đạt hiệu quả cao thì chỉ chiếm 27,7 và 77,7% còn lại ở mức khá và yếu. Tuy nhiên, sự tín nhiệm trước học sinh và tinh thần học tập nâng cao trình độ của các đồng chí đã có sự cố gắng rất nhiều điều đó thể hiện ở tỉ lệ % (88,8%).
Bảng 3.2. Đánh giá về phẩm chất và năng lực chuyên môn của giáo viên trực tiếp giảng dạy tại Trường Đại học SP TDTT Hà Nội (n = 72)
TT Nội dungMức độ Tốt Khá TB Yếu Kém Tỉ lệ%
1 Trình độ chuyên môn 68 0 4 0 0 94
2 Phương pháp giảng dạy 64 8 0 0 0 88,8
3 Năng lực tổ chức thi đấu 20 16 4 32 0 27,7
4 Tư tưởng đạo đức 72 0 0 0 0 100
5 Khả năng hoạt động xã hội 56 16 0 0 0 77,7
6 Tín nhiệm trước học sinh
và đồng nghiệp 64 4 4 0 0 88,8
7 Tinh thần học tập nâng
cao trình độ 64 8 0 0 0 88,8
3.1.4. Cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT của trường Đại học SP TDTT HàNội. Nội.
Hiện nay, Trường Đại học SP TDTT Hà Nội đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho đào tạo, vì vậy nhiều hạng mục công trình chưa hoàn thiện. Vì vậy, trước mắt có thể nhận thấy cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT của Nhà trường còn rất khó khăn.
Bảng 3.3. Thực trạng cơ sở vật chất TDTT của Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội
TT Cơ sở vật chất Số lượng Chất lượng
1 Sân Điền kinh 01 Nhựa tổng hợp ( tốt )
2 Sân Bóng chuyền 06 Bê tông ( Tốt )
3 Sân Bóng rổ 02 Bê tông (Bình thường)
4 Sân Bóng đá 01 Cỏ nhân tạo ( tốt )
5 Bàn Bóng bàn 10 Tốt
6 Nhà tập thể dục 01 Bình thường
7 Sân Bóng ném 01 Bình thường
8 Sân Quần vợt 02 Tốt
9 Sân Cầu lông 04 Rất tốt
10 Bể bơi 01 Rất tốt
11 Nhà tập đa năng 01 Tốt
Qua bảng 3.3, cho thấy một trường đại học đào tạo giáo viên chuyên nghành GDTC mà có cơ sở vật chất như trên là còn nhiều khó khăn, như ở bảng 3.3. thì có tới 91% số sinh viên được hỏi lại cho là cơ sở vật chất thiếu. Chúng tôi đã quan sát và xem xét lại vấn đề này và thấy điều này rất đúng với thực tế. Bởi vì, Đại học SP TDTT Hà Nội là một trong những trường đào tạo giáo viên GDTC cho Thành phố Hà Nội nói chung và cho đất nước nói riêng, có đông đảo số lượng sinh viên theo học (khoảng 3000 SV) thì số diện tích giành cho GDTC như vậy còn nhiều hạn chế ; và toàn bộ phần sân bãi giảng dạy và tập luyện này là sân ký túc xá của trường.
Từ thực trạng trên, vấn đề đặt ra là muốn nâng cao chất lượng học tập nội khoá cũng như hoạt động thể thao ngoại khoá để tăng cường thể lực cho sinh viên thì cần nâng cao khả năng tổ chức thi đấu cũng như khả năng hoạt động xã hội.
Đồng thời qua bảng 3.3. cho thấy cứ 100% ý kiến của sinh viên nhận định: “Trong trường còn có quá ít câu lạc bộ TDTT cho sinh viên”; điều này là đúng với thực tế. Vì hiện nay trong trường có hai câu lạc bộ TDTT đang hoạt động và do bộ môn phụ trách và quản lý nhưng chư thu hút được nhiêu em sinh viên tham gia do việc quản lý chưa mang tinh khoa học và chặt chẽ.
Ngoài ra còn có một số yếu tố mà chúng tôi cho là thứ yếu gây ảnh hưởng đến việc tập luyện ngoại khoá của các em như: Thời gian học chiếm nhiều thời gian (có ngày học cả buổi tối), chưa có sự say mê ham thích ham thích, ảnh hưởng của nhiều yếu tố xã hội bên ngoài tác động (ham chơi điện tử, vương vào một số tệ nạn xã hội), không có kinh tế, không được sự ủng hộ của bạn bè và gia đình…Với nhiều khó khăn như vậy thì muốn được nâng cao hiệu quả đào tạo, lôi kéo các em tránh xa các tệ nạn xã hội để tham gia vao các hoạt động ngoại khóa bổ ích và lành mạnh trong giai đoạn hiện nay và lâu dài thì không còn con đường nào khác là cần phải lựa chọn và ứng dụng tốt các biện pháp tổ chức hoạt động thể thao ngoại khoá sao cho thật hiệu quả và sát sao với thực tế và phù hợp với sinh viên càng sớm sàng tốt.