0
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Những cơ sở khoa học để lựa chọn biện pháp

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ NÂNG CAO THỂ LỰC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TDTT HÀ NỘI (Trang 59 -59 )

4 Chạy con thoi x10m (s)

3.2.1. Những cơ sở khoa học để lựa chọn biện pháp

3.2.1.1. Cơ sở khoa học để lựa chọn biện pháp

Giáo dục học đại học là công tác giáo dục đào tạo lấy sinh viên làm đối tượng hoạt động của mình. Như vậy, thì sinh viên là đối tượng trọng tâm của hoạt động giáo dục trong nhà trường đại học, mà sinh viên thuộc tầng lớp trí thứ trong xã hội, vậy hoạt động lao động của sinh viên là loại hình hoạt động lao động trí óc. Loại hình hoạt động lao động này phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái sức khoẻ của cá nhân con người.

Theo tổ chức Y tế thế giới OMS thì: “Sức khoẻ là chỉ một trạng thái hài hoà về thể chất, tinh thần và xã hội” [25, tr.16]. Sức khoẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người, đặc biệt là những người thuộc loại hình lao động trí óc như sinh viên. Vì đối với sinh viên thì sức khoẻ có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp thu tri thức và nâng cao phẩm chất đạo đức, ý chí để đáp ứng công việc học tập và nghiên cứu của họ.

Trong cơ thểo con người khi lao động trí óc sẽ gây ảnh hưởng lớn tới khả năng cung cấp oxy, các chất dinh dưỡng của não và các chức năng của hệ tim mạch. Vì thế mà khi lao động trí óc sẽ gây ra nhiều những diến biến sinh lý khác nhau trong mỗi cơ thể khác nhau, trong mỗi giai đoạn và thời kỳ khác nhau.

Sự biến đổi sinh lý của sinh viên trong giai đoạn thi và bình thường là rất khác nhau. Ở giai đoạn thi thì chỉ cần quan sát chúng ta đều nhận thấy rằng các chỉ số về tim mạch, nhịp thở đều tăng so với giai đoạn học ở các ngày bình thường, đặc biệt là khi bước vào những kỳ thi quan trọng và áp lực cao nếu không có một sức khoẻ tốt thì có khi dẫn tới choáng, ngất.

Trong quá trình lao động trí óc, nếu làm việc trong điều kiện sức khoẻ yếu, không có hứng thú, bị gò bó sẽ dấn tới tình trạng mệt mỏi quá mức, dẫn tới

giảm trí nhớ và nếu hoạt động trong thời gian kéo dài và liên tục thì sẽ làm cho cơ thể bị suy nhược.

Lao động trí óc thường xuyên và diễn ra trong điều kiện ít vận động chân tay cũng sẽ dấn tới hiện tượng giảm sút khả năng làm việc.

Ngoài yếu tố sức khoẻ, thì khả năng lao động trí óc của con người còn bị ảnh hưởng tới các yếu tố như: Môi trường sinh hoạt, nhịp điệu sinh lý, điều kiện lao động… Tuy nhiên, yếu tố ảnh hưởng vượt lên trên tất cả đối với lao động trí óc vẫn là sức khoẻ, vì có sức khoẻ là có thể làm được nhiều việc, chiến thắng mọi thứ, hay như câu nói “Có sức khoẻ là có tất cả”. Chính vì vậy mà việc hiểu biết một cách chính xác các quy luật biến đổi khả năng lao động trí óc của sinh viên sẽ giúp cho chúng ta có cơ sở lập kế hoạch và tổ chức hợp lý quá trình dạy học và tập luyện TDTT cho sinh viên [13].

3.2.1.2. Cơ sở lý luận để lựa chọn biện pháp ứng dụng thực tế.

Theo quan điểm của Học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và sự phát triển của con người toàn diện dưới chế độ xã hội chủ nghĩa thì giáo dục đóng vai trò nồng cốt. Do đó mà những quan điểm của Đảng và Nhà nước trong công tác giáo dục nói chung và GDTC nói riêng đều phát xuất phát từ trên những cơ sở tư tưởng lý luận ấy. Những cơ sở tư tưởng lý luặn đó đều được Đảng ta quán triệt trong đường lối chỉ đạo TDTT xuyên suốt cả thời ký cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân để tiến lên xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.

Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ của công tác GDTC trong nhà trường, chúng tôi cần phải lựa chọn những biện pháp có mục tiêu nâng cao chất lượng công tác đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, dựa trên các quan điểm đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chiến lược phát triển con người toàn diện. Đồng thời những biện pháp được lựa chọn đó phải căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường. Vì vậy, có thể dựa vào các căn cứ sau để lựa chọn biện pháp thực nghiệm:

* Căn cứ vào quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT.

- Điều 41 trong Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.

- Chỉ thị 36/CT-TW ngày 24/03/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII về công tác TDTT trong giai đoạn mới với mục tiêu đề ra là: “Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên…”

- Chỉ thị 133/TTg ngày 07/03/1995 của Hội đồng Bộ trưởng về việc xây dựng quy hoạch phát triển ngành TDTT.

- Căn cứ vào Luật giáo dục 1998 và 2005. - Căn cứ vào Luật Thể dục thể thao năm 2007.

- Điều 16 trong Pháp lệnh TDTT tháng 09/2000 về trách nhiệm của nhà trường đối với việc tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá.

- Chỉ thị 17 CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng (2002).

* Căn cứ vào các điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất, kinh phí, đội ngũ cán bộ, giáo viên giảng dạy và quá trình tổ chức hoạt động TDTT của nhà trường và bộ môn.

- Căn cứ vào các kết quả phỏng vấn cán bộ, giáo viên và sinh viên trong quá trình nghiên cứu.

- Căn cứ vào kết quả đánh giá tình hình phát triển thể lực chung của sinh viên Đại học SP TDTT Hà Nội năm 2009.

3.2.1.3. Những yêu cầu đề ra để lựa chọn biện pháp

Cũng giống như tất cả các công trình nghiên cứu khoa học khác, đề tài nghiên cứu của chúng tôi khi lựa chọn một số biện pháp để ứng dụng vào quá trình thực nghiệm, chúng đều phải xem xét kỹ các nguyên tắc về giảng dạy, các nguyên tắc về quản lý TDTT trong xã hội, từ đó đặt ra các yêu cầu lựa chọn và ứng dụng phải tuân thủ theo các yêu cầu sau:

- Biện pháp phải toàn diện: Tức là nó phải phản ánh được đầy đủ các mặt mạnh và yếu của biện pháp.

- Biện pháp mang tính thực tiễn: Các biện pháp phải xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn và đi vào giải quyết trực tiếp hoặc gián tiếp các vấn đề khó khăn để từ đó thúc đẩy sự phát triển của đề tài.

- Biện pháp có tính khả thi cao: Tức là khả năng áp dụng vào thực tế là rất cao và đem lại hiệu quả.

- Biện pháp phải phù hợp với những cơ bản lý luận và khoa học.

- Biện phải phải mang tính hợp lý: Nghĩa là mức độ yêu cầu về độ sâu, độ rộng của việc triển khai biện pháp phải căn cứ vào mức độ tiếp thu biện pháp của đối tượng cần tác động.

- Biện pháp có tính đồng bộ đa dạng: khi giải quyết vấn đề không đơn giản là chỉ tính một việc hay một chiều mà cần phải xem xét nhìn nhận các nguyên nhân tác động đến nó để căn cứ vào đó mà giải quyết. Vì vậy mà biện pháp đưa ra phải đa dạng và đồng bộ [4].


Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ NÂNG CAO THỂ LỰC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TDTT HÀ NỘI (Trang 59 -59 )

×